Mỹ - Trung hối hả chạy đua giành ảnh hưởng ở Ukraine
Mỹ và Trung Quốc đang khẩn trương trong cuộc đua nhằm giành ảnh hưởng tại Ukraine, "chiến trường" mới nhất trong cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Nhấn để phóng to ảnh
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton (Ảnh: Reuters)
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton hồi tuần trước đã có chuyến công du Kiev và gặp gỡ Tổng thống Volodymyr Zelenskiy. Theo thông báo của chính quyền Mỹ, chuyến thăm của ông Bolton nhằm nhấn mạnh sự ủng hộ của Washington với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine cũng như con đường hội nhập vào châu Âu - Đại Tây Dương.
Tuy nhiên, Nikkei dẫn lời giới quan sát cho rằng, mục đích chính của việc ông Bolton tới Kiev dường như chính là ngăn việc Trung Quốc mua Motor Sich, một nhà cung cấp động cơ lớn cho máy bay trực thăng quân sự.
Theo các nguồn thạo tin, nhà đầu tư hàng không Beijing Skyrizon Aviation muốn mua 50% cổ phần tại Motor Sich. Nguồn tin cũng nói rằng công ty Bắc Kinh muốn hỗ trợ 100 triệu USD cho ngành công nghiệp hàng không Ukraine và đang chờ thỏa thuận được phê duyệt. Wang Jing, chủ tịch của Skyrizon, được cho là nhân vật có quan hệ gần gũi với đảng Cộng sản Trung Quốc và quân đội nước này.
Trong khi Ủy ban Chống độc quyền Ukraine đang xem xét thỏa thuận, Mỹ được cho đang cân nhắc ủng hộ một công ty nước này đấu thầu Motor Sich thông qua tổ chức Overseas Private Investment Corp, cơ quan chính phủ chuyên cung cấp hỗ trợ tài chính cho các công ty Mỹ muốn đầu tư vào các thị trường đang lên.
Mỹ không giấu diếm mối quan tâm chiến lược tới việc tìm cách chặn Trung Quốc đổ tiền vào Skyrizon. Trả lời truyền thông Ukraine trước cuộc gặp ông Zelenskiy, ông Bolton nói rằng công nghệ quốc phòng không nên được trao cho “đối thủ tiềm năng” và đó là lợi ích không chỉ của Ukraine mà còn liên quan tới Mỹ, Nhật Bản cùng các bên khác.
Ngày 30/8, ông Bolton tuyên bố rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine dù Tổng thống Donald Trump dường như đã tuyên bố điều ngược lại ngay ngày hôm sau. Theo truyền thông Mỹ, ông Trump yêu cầu ông Bolton và các trợ lý dừng và xem xét lại khoản trợ cấp quân sự trị giá 250 triệu USD cho Kiev.
Trong quá khứ, Trung Quốc từng sử dụng công nghệ quân sự của Ukraine, quốc gia từng là nhà cung cấp quan trọng các thiết bị cho nền quốc phòng Liên Xô cũ. Tàu sân bay tự sản xuất đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh được xây dựng từ một tàu sân bay cũ mà Bắc Kinh mua lại từ Ukraine. Skyrizon cũng đã mua công nghệ từ Antonov, hãng chế tạo máy bay vận tải lớn nhất thế giới, Antonov 225.
Năm 2017, Skyrizon từng đồng ý mua cổ phần tại Motor Sich nhưng Tòa Tối cao Ukraine chặn thỏa thuận sau khi Mỹ và Nhật Bản tiến hành vận động hành lang.
"Việc mua lại Motor Sich sẽ giúp củng cố công nghệ quân sự của Trung Quốc và trở thành mối đe dọa", một nguồn tin ngoại giao của Nhật Bản cho biết.
Mắt xích chủ chốt trong sáng kiến “Vành đai, con đường”
Ngoài công nghệ quân sự, Trung Quốc đã đưa Ukraine trở thành một mắt xích chủ chốt trong sáng kiến “Vành đai, con đường” của nước này. Theo một dự án chung 7 tỷ USD được ký kết vào cuối năm 2017, Trung Quốc đang thúc đẩy xây dựng cảng và đường cao tốc ở Ukraine.
Động thái trên bước đầu có hiệu quả. Theo một quan chức cấp cao Ukraine, ngoài các phe thân Mỹ, thân châu Âu và thân Nga, chính trường Ukraine hiện có thêm phe thân Trung Quốc và tiếng nói của nhóm này đang ngày một có trọng lượng hơn.
Ukraine cũng được xem là một đối tác ngày càng quan trọng với Trung Quốc trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung ngày càng leo thang. Để chống lại việc Mỹ tăng thuế, Trung Quốc đã chọn “vựa lúa của châu Âu” - Ukraine là nhà cung cấp thay thế cho sản phẩm ngũ cốc, sau một thời gian phụ thuộc vào Mỹ.
Ukraine cũng là nhà cung cấp 80% lượng ngô nhập khẩu vào Trung Quốc. Hiện Kiev tiếp tục thúc đẩy sản xuất đậu tương, mặt hàng Bắc Kinh trước đây phần lớn mua từ Mỹ.
Nga, quốc gia láng giềng với Ukraine, được cho là không quá bận lòng tới việc Trung Quốc gia tăng tầm ảnh hưởng ở Kiev. Các chuyên gia cho rằng Nga có thể muốn Ukraine thân Trung Quốc còn hơn là Mỹ hay châu Âu.
Đức Hoàng/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổng thống Zelensky: Mỹ không chuyển 20.000 tên lửa chống UAV cho Ukraine như đã hứa
Trong bối cảnh Chiến sự Nga - Ukraine những ngày qua leo thang nghiêm trọng với các đòn không kích quy mô lớn bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 8/6 xác nhận rằng, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chuyển 20.000 tên lửa chống chống thiết bị bay không người lái UAV cho lực lượng Mỹ ở Trung Đông, thay vì viện trợ Ukraine như đã hứa.

Iran cảnh báo cắt giảm hợp tác nếu IAEA thông qua nghị quyết chống Tehran
Ngày 8/6, Giới chức Iran cảnh báo nước này sẽ giảm hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), nếu tổ chức này thông qua nghị quyết chống lại Iran.

Tổng thống Mỹ: Thực hiện mọi hành động cần thiết để ‘giải phóng” Los Angeles
Tình hình căng thẳng tại Los Angeles chưa có dấu hiệu dừng lại khi ngày 8/6, Tổng thống Doanld Trump thông báo ông đã chỉ đạo, huy động nhiều bộ ngành liên quan của Mỹ trong việc giải quyết tình trạng mà ông gọi là “bị xâm lược và chiếm đóng” tại Los Angeles.

Trung Quốc lắp đặt giàn dầu khí lớn nhất trên biển Bột Hải
Ngày 8/6, Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Dầu khí Ngoài khơi có trụ sở tại Thiên Tân, Trung Quốc, thông báo, giàn xử lý trung tâm cho giai đoạn I của mỏ dầu Kenli 10-2 đã hoàn tất lắp đặt nổi thành công, phá kỷ lục về cả kích thước và trọng lượng lắp đặt giàn khoan dầu khí ngoài khơi ở khu vực biển Bột Hải.

Israel phá hủy nhiều nhà cửa của người Palestine ở Bờ Tây
Trong ngày 8/6, quân đội Israel vẫn duy trì tác chiến cường độ cao tại dải Gaza, quân đội Israel liên tục đẩy mạnh hoạt động trấn áp người Palestine ở khu Bờ Tây, bao gồm phá hủy nhà cửa và các công trình dân sự.

Afghanistan: Kabul có nguy cơ trở thành thành phố đầu tiên cạn kiệt nước
Ngày 8/6, theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ Mercy Corps, các chuyên gia vừa đưa ra cảnh báo, Thủ đô Kabul của Afghanistan có thể trở thành thành phố đầu tiên hoàn toàn cạn kiệt nước trong thời kỳ hiện đại.

Mỹ triển khai 2.000 vệ binh quốc gia ứng phó với làn sóng biểu tình ở Los Angeles
Nhằm đối phó với các cuộc biểu tình phản đối truy quét người nhập cư của chính phủ bùng phát tại Los Angeles, Tổng thống Trump quyết định triển khai 2.000 binh sĩ vệ binh quốc gia tới khu vực này.

Iran sẵn sàng cho phép thanh tra hạt nhân nhưng không chấp nhận sự ép buộc
Ngày 7/6, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian khẳng định, Iran “sẵn sàng cho phép thanh tra các cơ sở hạt nhân” của nước này, đặc biệt là từ phía Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, Iran không chấp nhận bất kỳ hình thức ép buộc, bắt nạt hay áp đặt từ bên ngoài.

Nhật Bản phát minh ra loại nhựa mới có thể phân hủy nhanh trong đại dương
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa công bố một bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với việc phát minh ra loại nhựa có khả năng phân hủy nhanh trong đại dương. Đây là sản phẩm do Viện RIKEN và Đại học Tokyo hợp tác phát triển, mang lại hy vọng lớn trong cuộc chiến chống ô nhiễm rác thải nhựa toàn cầu.

Các nhà khoa học Australia phát triển xét nghiệm máu mới giúp phát hiện sớm ung thư buồng trứng
Các nhà khoa học Australia đã công bố phương pháp xét nghiệm máu mang tính đột phá, có thể cứu sống hàng nghìn phụ nữ- nhờ khả năng phát hiện sớm ung thư buồng trứng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.