Năm 2023: Khai thác thủy sản tỉnh Thanh Hóa đạt trên 140.000 tấn
Từ đầu năm đến nay, lĩnh vực khai thác thủy sản gặp nhiều khó khăn do giá xăng dầu tăng cao, ngư trường cạn kiệt… nhưng ngư dân các địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa vẫn tiếp tục vươn khơi, bám biển, tìm kiếm các ngư trường khai thác mới. Năm 2023, tổng sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh đạt trên 140.000 tấn đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Cập cảng sau hơn 1 tháng vươn khơi, tàu cá TH 90246 của anh Nguyễn Văn Lực, ở phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn khai thác được gần 30 tấn cá các loại. Niềm vui được nhân lên, khi trên đường trở về, anh Lực và các thuyền viên khai thác được thêm 5 tấn cá bạc má. Anh Nguyễn Văn Lực, ngư dân phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn cho biết: thời điểm hiện nay có gió mùa nhiều nên hoạt động đánh bắt thuận lợi, ổn định.

Thành phố Sầm Sơn hiện có gần 1.600 phương tiện tàu thuyền, với 2.400 lao động nghề biển. Thời gian qua, thành phố đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đẩy mạnh khai thác thủy sản trên biển. Năm 2023, tổng sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 27.000 tấn, bằng 109,6% cùng kỳ, đạt 111,03% kế hoạch đề ra. Ông Vũ Đình Chinh, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Sầm Sơn cho biết: thành phố đã triển khai thành lập mới tổ đoàn kết sản xuất trên biển để vận chuyển sản phẩm khai thác vào bờ, nhằm nâng cao hiệu quả, giảm chi phí đi biển, đảm bảo quá trình khai thác thủy sản được thuận lợi cho ngư dân, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có gần 6.000 tàu cá, trong đó có hơn 1.100 tàu trên 15m, khai thác vùng khơi, tạo việc làm cho hơn 24.000 lao động nghề biển. Mặc dù, thời gian qua giá nguyên, nhiên liệu tăng cao, ngư trường khan hiếm, nhưng với nhiều giải pháp đồng bộ, tổng sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh vẫn đạt và vượt kế hoạch. Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản Thanh Hóa, năm 2023, sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh đạt trên 140.000 tấn, bằng 101% kế hoạch năm 2023, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2022.
Ông Lê Văn Sáng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Thanh Hóa
Để đạt kế hoạch khai thác thủy sản trong năm 2023, các ngành có liên quan của tỉnh Thanh Hóa và các địa phương ven biển đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm các khuyến nghị của EC về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Củng cố, phát triển các tổ đoàn kết trên biển; khuyến khích các chủ tàu cá khai thác vùng khơi ứng dụng các tiến bộ khoa học để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm khai thác, góp phần giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả khai thác, giúp bà con ngư dân an tâm bám biển, khẳng định, gìn giữ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại
Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay
Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.