Năm 2024: Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá tăng trưởng cao
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Chỉ số sản xuất toàn ngành ước đạt 19,25%, vượt mục tiêu đề ra và là động lực chính đóng góp cho tăng trưởng GRDP và thu ngân sách của tỉnh. Kết quả này cho thấy nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Nhờ sức mua của nhiều thị trường tăng trở lại, cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp, kết thúc năm 2024, ngành dệt may Thanh Hoá đã đạt mức tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ.

Thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp đã ký kết đơn hàng đến quý 2/2025, tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp trong thời gian tới.

Ông Lê Văn Bắc, Phó Giám đốc Công ty TNHH S&D Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Ông Lê Văn Bắc, Phó Giám đốc Công ty TNHH S&D Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi tập trung nghiên cứu tổ chức sản xuất, để đáp ứng các tiêu chuẩn khách hàng, thì mở rộng thêm nhiều thị trường, xuất đi Mỹ, Châu Âu, khách hàng đến nhiều hơn và có nhiều sự lựa chọn về đơn hàng hơn".
Năm 2024, phần lớn các sản phẩm công nghiệp chủ lực có mức tăng trưởng tốt so với cùng kỳ. Trong đó, nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn luôn duy trì tối đa công suất, nhiều thời điểm đạt 115 - 120%. Các lĩnh vực điện sản xuất, da giày, xi măng... được đẩy mạnh.

Hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp cũng có nhiều khởi sắc với 46 dự án công nghiệp mới được chấp thuận đầu tư. Nhiều dự án công nghiệp mới quy mô lớn đi vào hoạt động đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất và đa dạng hoá các sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Ông Cui Gang, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp SAB Việt Nam
Ông Cui Gang, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp SAB Việt Nam cho biết: "Nhà máy SAB đi vào hoạt động từ tháng 4/2024. Kết thúc năm nay chúng tôi có sản lượng doanh thu đạt hơn 56 triệu đô la Mỹ, tạo việc làm cho hơn 500 lao động. Công ty sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư giai đoạn 2 vào đầu năm 2025, đưa sản lượng mỗi năm lên khoảng 150 triệu USD".
Ông Lê Văn Quang, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Mía đường Lam Sơn liên tục đổi mới công nghệ, hoàn thiện chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó cũng hoàn thành các bộ tiêu chuẩn thì hiện nay các sản phẩm đường đã dần đi vào thị trường khó tính, bên cạnh đó, chúng tôi cũng chủ động phát triển sản phẩm mới, chế biến chuyên sâu từ nông nghiệp như sữa gạo, nước mía, nông nghiệp công nghệ cao".

Không chỉ phát triển theo chiều rộng, ngành công nghiệp Thanh Hoá đang dần thay đổi về quy mô, cơ cấu. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng chi phối trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Giá trị công nghiệp năm 2024 tăng 20,09% so với cùng kỳ, gấp hơn 2 lần tốc độ tăng năm 2023. Sản xuất công nghiệp đã đóng góp tới 50%, tương đương chiếm 7,37% điểm vào tốc tăng trưởng GRDP của tỉnh.

Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh Thanh Hoá - Ninh Bình
Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh Thanh Hoá - Ninh Bình cho biết: "Đây là tín hiệu đáng mừng, chúng ta có thể thấy rằng những điểm mạnh từ trước đến nay như lọc hoá dầu Nghi Sơn, nhiệt điện, hay xi măng sắt thép là lĩnh vực vẫn đang phát triển mạnh, thu hút được doanh nghiệp lớn, đóng góp giá trị gia tăng cao, thì hy vọng rằng với điều kiện chúng ta đang chuẩn bị thì tỷ trọng công nghiệp đóng góp cao rồi nhưng sản phẩm phong phú hơn để đóng góp nhiều hơn về phát triển công nghiệp".
Năm 2025, ngành công thương Thanh Hoá phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng từ 15% trở lên.

Kết quả tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024, cùng sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự chủ động linh hoạt sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp sẽ là điều kiện thuận lợi để Thanh Hoá tiếp tục phát huy các tiềm năng thế mạnh, thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp, đóng góp quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.