Năm 2024, Thanh Hóa phấn đấu tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản từ 3% trở lên
Chiều 22/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2023, bàn các giải pháp triển khai kế hoạch năm 2024 với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản từ 3% trở lên. Đồng chí Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
Năm 2023, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 4,16%, cao nhất từ trước đến nay và vượt kế hoạch. Sản lượng lương thực đạt trên 1,58 triệu tấn. Sản lượng thịt hơi các loại đạt 292.000 tấn. Tổng sản lượng thủy sản đạt 214.000 tấn; tích tụ, tập trung hơn 7.100 ha đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,65%, hộ gia đình nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 97,5%. Toàn tỉnh có thêm 1 huyện, 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 24 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 147 sản phẩm OCOP.

Phát huy kết quả đã đạt được, ngành Nông nghiệp phấn đấu năm 2024 đạt tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản từ 3% trở lên; sản lượng lương thực ổn định 1,5 triệu tấn; có thêm 1 huyện, 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 2 huyện, 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 120 sản phẩm OCOP được xếp hạng từ 3 đến 4 sao, trong đó có 3 sản phẩm được xếp hạng 5 sao.
Để đạt được các mục tiêu trên, ngành sẽ tiếp tục chỉ đạo phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao, chuyển mạnh tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, mở rộng sản xuất hàng hóa; quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; đẩy mạnh "Chương trình mỗi xã một sản phẩm"; triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tích cực thu hút đầu tư vào nông nghiệp nông thô.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nhấn mạnh, năm 2024 là năm thứ 4 thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, năm có ý nghĩa quan trọng, tạo đà bứt phá để thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tập thể lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, lãnh đạo các phòng, ban, chi cục và các đơn vị trực thuộc bám sát các chủ trương, định hướng lớn của Trung ương và của tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, triển khai thực hiện hiệu quả hơn nữa chương trình tái cơ cấu, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; tích tụ tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; nhân rộng các mô hình sản xuất liên kết, sản xuất theo nhu cầu thị trường, phát triển vùng chăn nuôi an toàn, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các phòng, chi cục, đơn vị trực thuộc đảm bảo số lượng, tiêu chuẩn theo quy định; tập trung khắc phục các hạn chế, yếu kém, chỉ đạo thực hiện đạt kết quả cao nhất các mục tiêu nhiệm vụ, góp phần cùng cả tỉnh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Thanh Hoá đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP
Sau gần 7 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá, công nhận 631 sản phẩm. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, sản phẩm OCOP Thanh Hóa đã tiếp cận thành công nhiều thị trường nước ngoài.

Thúc đẩy tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục có các chỉ đạo về điều hành ổn định lãi suất, tăng trưởng tín dụng. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh vẫn gặp những khó khăn, thách thức, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các giải pháp khơi thông dòng chảy tín dụng, sẵn sàng đưa nguồn vốn vào khu vực sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nhân rộng mô hình thâm canh, nâng cao hiệu quả trồng sắn nguyên liệu
Niên vụ 2024-2025, nông dân tỉnh Thanh Hóa trồng hơn 14 nghìn ha sắn nguyên liệu, năng suất bình quân đạt 17 tấn 1 ha, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Theo ngành nông nghiệp, để nâng cao năng suất hiệu quả trồng sắn, cần phải nhân rộng mô hình thâm canh tăng năng suất.

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp. Xu hướng này trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, khi ngành rau quả Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt cả năm.

Kỳ vọng phát triển ngành tôm trong năm 2025
Năm 2025, ngành tôm tiếp tục được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến môi trường, chi phí sản xuất và yêu cầu bền vững từ thị trường quốc tế.

Tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Giá vé máy bay dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng
Giá vé máy bay trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đã tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng so với ngày thường. Do vậy, nhiều người dân đã chuyển hướng di chuyển bằng ô tô, tàu lửa và đặt tour theo nhóm để tiết kiệm chi phí.

Dự báo mới nhất về lãi suất, giá USD tại Việt Nam
Nhiều tổ chức tài chính quốc tế dự báo giá USD sẽ chạm mốc 26.000 đồng, lãi suất duy trì mức thấp trong ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Năm 2025: xuất khẩu tôm có thể đạt 4,3 - 4,5 tỷ USD
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2025 cả nước sẽ tăng lên 750.000 ha, sản lượng ước đạt 1,29 triệu tấn. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) dự báo năm 2025, xuất khẩu tôm có thể đạt 4,3 - 4,5 tỷ USD, tăng 10 - 15% so với năm 2024, nhờ sự phục hồi của thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và nhu cầu gia tăng đối với sản phẩm chế biến sâu.

Kích cầu tiêu dùng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Cùng với đầu tư và xuất khẩu, tiêu dùng là một trong ba động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Kích thích tiêu dùng sẽ góp phần hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong năm 2025. Do đó, tỉnh Thanh Hoá đang tập trung nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt trên 209 nghìn tỷ đồng trong năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.