Năm 2050, Việt Nam sẽ xuất khẩu thiết bị điện gió, điện mặt trời ra thế giới
Cùng với mục tiêu 33 năm nữa, 1/4 nhiên liệu giao thông tại Việt Nam sẽ có nguồn gốc từ sinh học, đại diện Bộ Công Thương khẳng định, từ năm 2020 sẽ nội địa hoá 30% thiết bị ngành năng lượng tái tạo, năm 2030 tỷ lệ này lên 60% và năm 2050 sẽ xuất khẩu thiết bị năng lượng tái tạo mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới.

Phát biểu tại Hội nghị phát triển thủy điện nhỏ và vừa, năng lượng tái tạo vừa diễn ra ngày 28/7, ông Phạm Trọng Thực, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam hiện có nhiều ưu tiên đầu tư phát triển năng lượng tái tạo (năng lượng gió, mặt trời, sinh khối - nhiệt điện phát từ xử lý chất thải). Mục tiêu năm 2050 sẽ có 25% nhiên liệu phục vụ giao thông đi lại sẽ có nguồn gốc từ nhiên liệu sinh học (xăng sinh học)...
Mục tiêu gần, từ năm 2020, nhiên liệu sinh học sẽ đáp ứng 5% vào tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ cho lĩnh vực giao thông tại Việt Nam. Từ năm 2030, tỷ lệ này là 13% và trong năm 2050, nhiên liệu sinh học sẽ đáp ứng khoảng 25% nhu cầu nhiên liệu cho lĩnh vực giao thông của Việt Nam.
Theo Tổng cục Năng lượng, kịch bản Bộ Công Thương phấn đấu đến năm 2020 sẽ đưa tỷ lệ hộ gia đình sử dụng bếp năng lượng tái tạo (bếp điện, bếp khí sinh học...) đạt 30% số hộ, năm 2025 là 60% và năm 2030 sẽ là 100% số gia đình Việt Nam sẽ sử dụng thiết bị điện năng lượng tái tạo.
Cũng theo vị đại diện Bộ Công Thương, mục tiêu của Việt Nam về nội địa hóa các thiết bị năng lượng tái tạo (như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối...) được đặt ra rõ ràng. Cụ thể, năm 2020, sẽ nội địa hóa được 30% thiết bị, năm 2030 là 60% thiết bị và năm 2050 sẽ xuất khẩu các thiết bị năng lượng tái tạo ra thế giới.
Thực tế, hiện các thiết bị cho ngành điện tái tạo tại Việt Nam như điện gió, năng lượng mặt trời và sinh khối vẫn nhập khẩu gần như 90% thiết bị Trung Quốc, Đức, Ấn Độ và Mỹ.
Theo nhiều DN trong ngành năng lượng, tỷ lệ DN thuần Việt tham gia vào cung ứng nguyên phụ liệu cho các dự án điện gió, điện mặt trời rất thấp. Yếu tố DN Việt Nam nếu có tham gia được vào chuỗi liên kết chủ yếu là DN có vốn đầu tư 100% nước ngoài tại Việt Nam, họ có bí mật công nghệ và chất lượng kỹ thuật tốt hơn.
Hiện, điện mặt trời Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các tấm pin từ Trung Quốc; trong khi đó các máy biến tần, máy móc khác nhập từ các đối tác EU với thuế nhập khẩu ưu đãi 0% nhờ chương trình ưu đãi của Chính phủ.
Gần đây, một số thiết bị điện tái tạo như tháp điện gió của DN nghiệp ngoại tại Việt Nam xuất đi Mỹ, Úc đã bị kiện chống bán phá giá. Còn các DN trong nước vẫn chưa thể làm chủ công nghệ điện năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời để sản xuất trong nước.
Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, trong đó có năng lượng mặt trời, sức gió và sinh khối vẫn phụ thuộc vào các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Thời gian qua, nhiều chính sách ưu đãi cho lĩnh vực này đã được Chính phủ thông qua, trong đó hướng mạnh vào hỗ trợ giá mua điện tái tạo. Cụ thể, với điện mặt trời có giá 9,35 cent/kWh; điện gió là 7,8 cent/kWh (mức cao hơn và cạnh tranh hơn nhiều so với điện than, thủy điện) khi bán điện lên hệ thống).
Bên cạnh đó, cùng nhiều chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu thiết bị, nên từ năm 2016, năng lượng mặt trời, năng lượng gió tại Việt Nam đã có nhiều dự án lớn.
Nhờ có chính sách ưu đãi nên thời gian gần đây có một số dự án năng lượng mặt trời, điện gió đầu tư vào Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tính đến nay Việt Nam đã thu hút được 16 dự án đầu tư vốn nước ngoài vào năng lượng xanh, với số vốn gần 800 triệu USD. Năm 2016, hai công ty năng lượng Ireland và Mỹ đã bỏ số vốn hơn 2,2 tỷ USD để phát triển các dự án điện gió tại Sóc Trăng. Đây là dự án có quy mô và số vốn lớn nhất tại thời điểm hiện nay.
An Linh/Dân Trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đảm bảo tiến độ thi công trạm bơm Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa
Công trình trạm bơm Hoằng Khánh, nay thuộc xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa được đầu tư xây dựng mới nhằm đáp ứng yêu cầu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho nhân dân các xã của huyện Hoằng Hóa và một phần thành phố Thanh Hóa. Công trình này đang được đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đáp ứng yêu cầu vượt lũ do quá trình thi công công trình buộc phải cắt đê hữu sông Mã.

Cảnh báo lũ trên sông Yên ngày 11/5
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh, hiện nay mực nước trên sông Yên tại trạm thủy văn Chuối đang dao động lên. Mực nước lúc 11h ngày 11/5 là 1.80m thấp hơn báo động 1 là 0.20m.

Giải tỏa chợ cóc, chợ tạm, lấn chiếm hành lang giao thông
Thời gian vừa qua, trên tuyến đường dẫn đến khu du lịch biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, tình trạng bày bán hàng hoá, họp chợ cóc, chợ tạm, lấn chiếm lòng lề đường, gây mất mỹ quan đô thị và an toàn giao thông. Để chấn chỉnh tình trạng này, Ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hoá đã chỉ đạo chính quyền các địa phương tổ chức ra quân giải toả các điểm vi phạm.

Bộ Xây dựng tăng cường triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 11 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Ngọc Lặc: Hệ thống điện chiếu sáng hoàn thiện hơn 4 năm vẫn "nằm chờ" sử dụng
Mới đây, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá nhận được phản ánh của người dân về việc hệ thống điện chiếu sáng trên Quốc lộ 15A, đoạn từ thị trấn đến Chùa Nán, huyện Ngọc Lặc đã hoàn thiện lắp đặt nhưng nhiều năm qua vẫn chưa một lần đưa vào sử dụng. Điều này không chỉ gây lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà nước mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông vào ban đêm.

Tăng cường phòng chống đuối nước cho trẻ dịp hè
Chỉ chưa đầy một tháng nữa là năm học sẽ kết thúc và học sinh sẽ bước vào kỳ nghỉ hè. Đây cũng là thời điểm nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước tăng cao, đặc biệt là ở trẻ em. Để phòng tránh những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường tuyên truyền và chủ động trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trong những tuần học cuối cùng.

Thường Xuân: Phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025
Ngày 9/5, Liên đoàn Lao động huyện Thường Xuân đã tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025.

Công ty TNHH một thành viên Sông Chu phát động Tháng công nhân năm 2025
Công đoàn Công ty TNHH một thành viên Sông Chu vừa tổ chức phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025.

Bác bỏ lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Cục Nông nghiệp Nông thôn thuộc thành phố Tam Á (Trung Quốc) thông báo lệnh cấm đánh bắt cá có thời hạn trên biển năm 2025, nhằm áp đặt quy định mùa nghỉ đánh bắt cá trên Biển Đông, thời gian từ 12h00 ngày 01/5/2025 đến 12h00 ngày 16/8/2025 tại vùng biển từ vĩ tuyến 1200 độ Bắc trở lên phía Bắc đến vĩ tuyển 2630 độ Bắc (bao gồm cả vịnh Bắc Bộ). Trước tình hình trên, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp, an toàn cho người và phương tiện trên địa bàn tỉnh khi khai thác hải sản, hoạt động dịch vụ hậu cần khai thác hải sản trên biển, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trưởng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển và thành phố Thanh Hóa khẩn trương triển khai một số nội dung sau:

Từ chiều tối ngày 10/5: Không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Thanh Hóa
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh, chiều tối và đêm ngày 10/5, bộ phận không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hoá.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.