Nam Kỳ viễn chinh ký 1861: cuộc chinh phạt trong mắt đại úy Pháp
Bạn đọc yêu lịch sử vừa có cuộc tọa đàm thú vị tại Đường Sách TP.HCM với hai nhà nghiên cứu Lê Nguyễn và Trần Nam Tiến vào chiều muộn ngày 12-5 xoay quanh quyển sách 'Nam Kỳ viễn chinh ký 1861'.

PGS. TS. Trần Nam Tiến (trái) và nhà nghiên cứu Lê Nguyễn (giữa) đang giới thiệu giá trị sử liệu của quyển "Nam Kỳ viễn chinh ký 1861" - Ảnh: LAM ĐIỀN
Chương trình thuộc khuôn khổ nội dung của Những ngày sách văn học châu Âu lần thứ IV tại TP.HCM.
Đây cũng là trường hợp đặc biệt của chuỗi sự kiện này, vì Nam Kỳ viễn chinh ký 1861 (Histoire de l’expédition de Cochinchine en 1861) là một quyển bút ký chiến trường, phi tiểu thuyết và gần với dạng ghi chép tư liệu hơn của Léopold Pallu (bản dịch của Thanh Thư).
Tác giả là một đại úy hải quân, trực tiếp tham chiến tại cuộc chiến Nam Kỳ năm 1861. Những ghi chép tại hiện trường của ông được gửi về Pháp đăng báo thành từng kỳ, và ba năm sau xuất bản thành sách (bản in đầu tiên năm 1864).
Bản dịch lần này dựa trên bản in năm 1888, là lần tái bản có chỉnh sửa của chính tác giả chỉ 3 năm trước khi ông qua đời.
Chính vì là người trong cuộc nên những ghi chép của Pallu có độ chi tiết khi tường thuật chiến sự, có cách nhìn nhận đánh giá tương quan lực lượng giữa hai bên từ cự ly gần; và quan trọng là dưới góc quan sát của một Pallu, một số chi tiết về đời sống văn hóa xã hội của "phía bên kia", tức xã hội Nam Kỳ/Gia Định lúc bấy giờ, được ghi nhận.
Cuốn sách ra đời theo bước tiến của đoàn quân xâm lược gồm lính Pháp và Tây Ban Nha vào năm 1861 (hạ đồn Chí Hòa chỉ trong một ngày 24 tháng 2).
Đây là lần thứ hai Pháp đánh Nam Kỳ và chiếm giữ luôn chứ không phải cuộc tiến đánh vốn được ghi nhận là lần đầu tiên diễn ra trước đó 2 năm (1859).
Tại cuộc tọa đàm, nhà nghiên cứu Lê Nguyễn nhắc lại diễn biến của việc quân Pháp từ Đà Nẵng tiến đánh Nam Kỳ năm 1859, sau đó Nguyễn Tri Phương được điều vào củng cố đại đồn Chí Hòa để chống Pháp.
Theo hình dung của ông Lê Nguyễn, đồn Chí Hòa vốn "trải dài từ chợ Hòa Hưng đến quá ngã tư Bảy Hiền ngày nay, với một đồn tiền chính, và hai đồn tả, hữu cách đồn tiền cự ly 400 m".

Nhiều bạn đọc chờ đến cuối buổi và xếp hàng xin chữ ký nhà nghiên cứu Lê Nguyễn - Ảnh: LAM ĐIỀN
Trở lại quyển Nam Kỳ viễn chinh ký 1861, người đọc sẽ tìm thấy chi tiết các trận đánh, và sự thực về việc đại đồn Chí Hòa thất thủ chỉ trong một ngày trước sức tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha được phân tích và lý giải cụ thể trong các thông tin về cơ cấu binh lính, sĩ quan, trình độ chiến đấu và sức mạnh của vũ khí...
Thậm chí, tác giả còn dành một chương (IX) để khảo cứu về: Diện mạo người An Nam, Các đặc tính tinh thần, Chế độ phụ quyền, là những ghi nhận sớm sủa của một người Pháp "rút ra" từ cuộc "điền dã" có một không hai với dân Việt bản địa lúc bấy giờ.
Về giá trị sử liệu của quyển sách, PGS.TS Trần Nam Tiến mặc dù cho rằng những nhận định thể hiện quan điểm của tác giả Léopold Pallu có thể xem là cơ sở để các nhà nghiên cứu tham khảo, nhưng ông thừa nhận đây là một phần quan trọng trong số các thông tin mà sử liệu nhà Nguyễn đương thời còn thiếu khuyết. Vì trong chiến tranh, triều đình Huế khó có thể tiếp cận các số liệu của Pháp, mặc dù có liên quan mật thiết đến Việt Nam.
Rất đông bạn đọc đã đến và ở lại tận cuối buổi tọa đàm để được hỏi các diễn giả những vấn đề lịch sử quan tâm. Nhiều ý kiến muốn được chia sẻ cách đánh giá về đường lối hành xử của nhà Nguyễn trước họa xâm lăng từ phương Tây; có bạn đọc muốn tìm biết sâu hơn về sự chia rẽ giữa phe thân phương Tây và phe thân nhà Thanh trong triều đình Huế lúc bấy giờ...
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông"
Tối 08/7, tại Nhà hát nghệ thuật Lam Sơn Thanh Hóa đã diễn ra lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung Bộ năm 2025. Các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị cùng đông đảo nghệ nhân, diễn viên và khán giả yêu nghệ thuật đã tới dự.

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế
6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ
Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.

Bản tin Văn hóa 4/7/2025
Bản tin Văn hóa 4/7/2025 có những nội dung chính sau: - Nghệ sĩ Việt duy nhất hát tại 3 lễ hội nhạc châu Âu - Lộ diện 2 đội thi xuất sắc nhất vào chung kết DIFF 2025 - 60 năm chặng đường âm nhạc

Thanh Hoá hướng tới xây dựng các sản phẩm: “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”. Những “điểm chạm” kết nối câu chuyện văn hóa - thiên nhiên - con người, hình thành nên chuỗi trải nghiệm liên kết phong phú, mang đậm dấu ấn.

Gần 15.000 khán giả Phenikaa "cháy hết mình" trong "cơn bão sắc màu" COLORSTORM 2025
Tối 29/6, gần 15.000 khán giả đã cùng “cháy hết mình” tại Quảng trường sự kiện Đại học Phenikaa trong lễ hội âm nhạc hoành tráng COLORSTORM 2025 – Cơn bão sắc màu. Không chỉ là bữa tiệc âm thanh – ánh sáng rực rỡ, sự kiện còn đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Nhà trường: chính thức trở thành Đại học Phenikaa – đại học tư thục đầu tiên tại miền Bắc, đồng thời là đại học trẻ nhất Việt Nam theo Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng tầm các sự kiện văn hóa - du lịch xứ Thanh
Hiện nay, các sự kiện văn hóa - du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng được quan tâm đầu tư cả về chiều sâu nội dung và hình thức. Không chỉ dừng lại ở những chương trình nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu, các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện ngày càng đa dạng, quảng bá sâu rộng hình ảnh về đất và người xứ Thanh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.