ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Năm Tân Sửu nói về con trâu trong những bức tranh Đông Hồ

Năm mới Tân Sửu, hãy cùng tìm hiểu về những bức tranh trâu được lưu giữ từ xa xưa ở làng tranh Đông Hồ.

13/02/2021 08:53

Hầu hết các sản phẩm tranh Đông Hồ đều phục vụ Tết truyền thống, người dân mong muốn điều gì trong năm mới thì sẽ mua những bức tranh chuyển tải những ý nghĩa đó. Cầu mong vinh hoa phú quý thì treo tranh vinh hoa phú quý, cầu mong gia đình hạnh phúc thì treo tranh hứng dừa, gà thư hung, mong muốn 4 mùa thuận hòa thì treo tranh tứ quý, tứ bình.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hữu Quả (xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh) là một trong 3 nghệ nhân còn lưu giữ nghề làm tranh Đông Hồ. Ông thành thạo và nắm rõ các bí quyết làm tranh Đông Hồ từ tạo mẫu, khắc ván và kỹ thuật in tranh. Tác phẩm của ông sống động, thể hiện được chiều sâu của đề tài.

Trải qua bao thăng trầm, chợ tranh ngày Tết đã biến mất ở làng tranh Đông Hồ, nhưng thú chơi tranh vẫn còn nguyên giá trị. Thông thường cứ đến tháng 12 Âm lịch, lượng khách đổ về Đông Hồ tham quan, mua sắm tranh Đông Hồ về chơi Tết.

Đón năm mới Tân Sửu, hãy cùng nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hữu Quả điểm lại ý nghĩa của những bức tranh trâu đã có từ thời xa xưa.

Con trâu đứng thứ 2 trong 12 con giáp. Con trâu xuất hiện rất nhiều trong tranh Đông Hồ như: Trâu diều, trâu sáo, chọi trâu, hiếu học…ghi lại cuộc sống của người dân thời xa xưa.

Tranh trâu thả diều

Trên bức tranh có 5 chữ "Nhất tướng phúc lộc điền" - được mùa nhất người nông dân, cầu mong cuộc sống bình yên no đủ cho mọi gia đình.

Người và trâu hòa quyện vào nhau, nên chân của con trâu dường như cũng bay bổng cùng cánh diều, đây là nghệ thuật của cha ông ta ngày xưa. Người nông dân khi được mùa với ước vọng sướng như ông vua ông quan.

 

Năm Tân Sửu nói về con trâu trong những bức tranh Đông Hồ - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hình ảnh em bé phưỡn bụng, nằm trên lưng trâu thả diều thể hiện sự sung sướng, hưởng thụ, cả diều và người cùng bay lên.

Tranh trâu thổi sáo

Trên tranh có 5 chữ "Hà diệp cái thanh thanh" - cái lá sen màu xanh. Lá sen xanh mát liên tưởng đến cảnh thanh bình, yên ả của làng quê xưa. Khí hậu trong lành, con người rất mến yêu cuộc sống này.

Lá sen thay cho lọng tre, thể hiên mơ ước thành đạt bởi ngày xưa chỉ vua quan mới được che lọng che ô. Trong bức tranh này, 1 trẻ mục đồng cũng mơ ước thành đạt trong cuộc sống, lấy lá sen làm lọng tre.

 

Năm Tân Sửu nói về con trâu trong những bức tranh Đông Hồ - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Em bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo thể hiện sự lạc quan yêu đời, làng quê yên bình thì trẻ con mới được vui tươi, thong dong ngồi trên lưng trâu thổi sáo.

Trâu trong bức tranh này vừa ngộ nghĩnh đáng yêu, vừa phù hợp với người ngồi trên lưng nó - là chú bé khôi ngô, khỏe mạnh - một thế hệ nối tiếp của người nông dân. Trâu và người nông dân, trâu và người tuy hai mà một, trâu giúp cho nhà nông công việc đồng áng, đồng thời là một người bạn chân thành của họ.

Tranh hiếu học

Bức tranh mô tả 1 em bé vừa chăn trâu vừa đọc sách, thể hiện sự hiếu học. Ngày xưa điều kiện khó khăn, những đứa trẻ ở vùng thôn quê vừa phụ bố mẹ giã gạo, vừa chăn trâu cắt cỏ mà vẫn rất hiếu học. Nói lên ý chí vươn lên của người trẻ, dù khó khăn vẫn cố gắng học tập, tiếp thu tri thức để vươn lên trong cuộc sống.

 

Năm Tân Sửu nói về con trâu trong những bức tranh Đông Hồ - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bức tranh này thường được bố mẹ, người thân tặng cho con cái dịp Tết để khuyến khích việc học hành.

Tranh hội chọi trâu

Con trâu là đầu cơ nghiệp, nó gắn chặt với sản xuất nông nghiệp truyền thống, là sức lao động quan trọng. Nhà nông muốn phát triển nông nghiệp cần phải có những con trâu khỏe.

 

Năm Tân Sửu nói về con trâu trong những bức tranh Đông Hồ - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bức "Chọi trâu" thể hiện một tục lệ độc đáo trong lễ hội ở một số địa phương của Việt Nam.

Trên bức tranh có lá cờ ghi dòng chữ "Hội chí lầu". Phía sau hai con trâu là hai tấm bảng có chữ "Đông xã" và "Tống xã". Tranh "Chọi trâu" còn có một dị bản, về hình thức tương đối giống nhau, nhưng ý nghĩa có ít nhiều thay đổi.

Theo nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hữu Quả: "Hội thi chọi trâu thể hiện cho mơ ước về cuộc sống hòa bình của người nông dân".

Tranh mở hội xuống đồng

Tranh mở hội xuống đồng có tên "Nông sự khai cơ" hay còn gọi là ngày hội "Tịch điền" thường được diễn ra vào mùng 4 Tết để khởi động 1 năm sản xuất nông nghiệp mới.

 

Năm Tân Sửu nói về con trâu trong những bức tranh Đông Hồ - 5
 

Nhấn để phóng to ảnh

Trong bức tranh này, người nông dân sẽ dắt trâu ra đồng, chính thức mở đường cày, gieo những hạt mầm đầu tiên để mở đầu một mùa màng tốt tươi, bội thu.

Lễ Tịch điền không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giáo dục nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ lòng biết ơn tiền nhân, tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp, phát huy truyền thống thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương mình.

Hà Hiền/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Chiếu cói Quảng Xương

Chiếu cói Quảng Xương

10:28 , 30/04/2024

Thanh Hoá là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, trong đó đặc biệt có nghề dệt chiếu cói. Và nhắc đến chiếu cói, bên cạnh những địa phương như Nông Cống, Nga Sơn thì Quảng Xương cũng là một miền quê có sản lượng lớn chiếu cói lớn được xuất khẩu. Từ lâu, những đôi chiếu Quảng Xương đã đi muôn nơi và trở thành vật biểu trưng cho niềm hạnh phúc lứa đôi.

Truyền hình trực tiếp Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 "Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca"

Truyền hình trực tiếp Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 "Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca"

20:14 , 29/04/2024

Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh TTV và Livestream trên Fanpage và kênh Youtube của Đài PTTH Thanh Hóa

Các huyện miền núi hấp dẫn du khách trong dịp lễ 30/4, 1/5

Các huyện miền núi hấp dẫn du khách trong dịp lễ 30/4, 1/5

19:39 , 29/04/2024

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, ngoài những bãi tắm đẹp, những khu nghỉ dưỡng cao cấp hay những khu vui chơi sôi động, nhiều du khách đã lựa chọn các khu, điểm du lịch cộng đồng tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá cho kỳ nghỉ của mình. Đây là cơ hội để loại hình du lịch này được du khách trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn.

Khai trương Chợ du lịch - Chợ đêm Hải Tiến

Khai trương Chợ du lịch - Chợ đêm Hải Tiến

16:01 , 29/04/2024

Tối 28/4, tại Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, Công ty Đầu tư và Du lịch Hải Tiến đã tổ chức lễ khai trương Chợ du lịch - chợ đêm Hải Tiến, đánh dấu mốc chợ chính thức đi hoạt động từ đầu mùa hè 2024.

Thanh Hoá hút khách du lịch trong 2 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ

Thanh Hoá hút khách du lịch trong 2 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ

16:00 , 29/04/2024

Trong hai ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ, thời tiết khá thuận lợi nên hầu hết các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các khu du lịch biển đã thu hút rất đông du khách đến tham quan, vui chơi và nghỉ dưỡng.

Tổng duyệt chương trình khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024

Tổng duyệt chương trình khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024

11:26 , 29/04/2024

Tối ngày 28/4, tại Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa đã tổ chức tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024. Dự buổi tổng duyệt có đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài PT&TH Thanh Hóa.

Nức thơm bánh đa làng Chòm, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa

Nức thơm bánh đa làng Chòm, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa

09:44 , 29/04/2024

Ở Việt Nam có rất nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, và một trong số đó chính là nghề làm bánh đa. Nếu ở Bắc Giang nổi tiếng với bánh đa Kế; Thái Bình nổi tiếng với bánh đa làng Dụ Đại thì Thanh Hóa nổi tiếng với bánh đa Chòm ở xã Tân Châu, huyện Thiệu Hoá - vùng đất nức tiếng xa gần với nghề làm bánh đa có lịch sử hàng trăm năm tuổi.

Mang phở Việt đến thành phố Rovaniemi, Phần Lan

Mang phở Việt đến thành phố Rovaniemi, Phần Lan

09:32 , 29/04/2024

Đam mê món ăn truyền thống Việt, 3 nữ du học sinh Việt Nam đã quyết tâm mở nhà hàng phở Việt đầu tiên ở thành phố Rovaniemi, Phần Lan và đem đến trải nghiệm không thể nào quên cho du khách thưởng thức Phở trong thời tiết giá lạnh của Cực Bắc.

Điện Biên phát huy giá trị di tích lịch sử để phát triển du lịch

Điện Biên phát huy giá trị di tích lịch sử để phát triển du lịch

09:24 , 29/04/2024

Điện Biên là tỉnh có tiềm năng về phát triển du lịch, nhất là du lịch về nguồn với 45 điểm di tích lịch sử được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt. Đây là một trong những tài nguyên vô giá, không chỉ của tỉnh Điện Biên mà còn của cả nước. Các điểm di tích lịch sử này đã và đang được quan tâm giữ gìn và bảo vệ, phát huy giá trị lịch sử để phát triển du lịch.

Các khu, điểm du lịch thu hút đông du khách dịp lễ

Các khu, điểm du lịch thu hút đông du khách dịp lễ

21:11 , 28/04/2024

Hai ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ, thời tiết khá thuận lợi nên hầu hết các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thu hút rất đông nhân dân và du khách đến tham quan, vui chơi và nghỉ dưỡng. Đặc biệt, các điểm đến có các dịch vụ vui chơi, giải trí, lượng khách càng lớn hơn.