Nâng cao chất lượng hướng dẫn viên tại các khu, điểm du lịch
Hướng dẫn viên du lịch có vai trò giới thiệu, cung cấp thông tin giúp du khách hiểu biết sâu hơn về các giá trị văn hóa, lịch sử của mỗi địa danh. Những năm gần đây, việc xây dựng và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên tại các khu, điểm du lịch đã được ngành du lịch Thanh Hoá quan tâm, góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của địa phương.
Chị Lê Thị Thức đã có thâm niên làm hướng dẫn viên tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh 14 năm. Đây vừa là điểm mạnh nhưng cũng là thách thức đối với chị trong việc làm mới cách giới thiệu mà vẫn cung cấp thông tin, giới thiệu được trọn vẹn các giá trị nổi bật về lịch sử, văn hoá, kiến trúc của di tích.


Chị Lê Thị Thức, hướng dẫn viên Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa
Chị Lê Thị Thức, hướng dẫn viên Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Với tôi, việc khó nhất đó chính là không để những câu chuyện của mình bị nhàm chán, bởi lịch sử là không thể thay đổi. Vì vậy, chính mỗi chúng tôi phải tự cập nhật thêm các vấn đề thời sự xoay quanh di tích, xoay quanh đât và người ở đây".
Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh đang có 10 hướng dẫn viên, đều có trình độ đại học hoặc trên đại học, một số có khả năng sử dụng Tiếng Anh thành thạo. Các hướng dẫn viên còn được đào tạo thêm một số kỹ năng cần thiết khác, như: lái xe điện trong di tích, sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ số để phục vụ du khách một cách tốt nhất.
Với những thay đổi này, đội ngũ hướng dẫn viên tại khu di tích Lam Kinh đã và đang tạo được ấn tượng tốt đẹp với du khách.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Du khách Hà Nội, cho biết: "Phải nói rằng các hướng dẫn viên tại đây đã rất biết thổi hồn vào các câu chuyện thông qua các dấu ấn lịch sử còn hiện hữu".

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 80 hướng dẫn viên tại 13 khu, điểm du lịch, tăng thêm 38 người so với năm 2022. Mỗi năm Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đều tổ chức 2 - 3 khoá học bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, cấp phát trang thiết bị hiện đại để phục vụ công tác thuyết minh cho các hướng dẫn viên theo hướng chuyên nghiệp. Ban quản lý các khu, điểm du lịch cũng thường xuyên tổ chức kiểm tra nghiệp vụ, mời những hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm để tập huấn, bồi dưỡng cho các hướng dẫn viên mới. Vì thế, chất lượng hướng dẫn viên tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh ngày càng được nâng cao.


Ông Vũ Văn Bình, Chi hội trưởng chi hội Lữ hành tỉnh Thanh Hoá
Ông Vũ Văn Bình, Chi hội trưởng chi hội Lữ hành tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Đơn vị lữ hành chúng tôi nhận thấy rằng, các lực lượng hướng dẫn viên tại các địa điểm du lịch phát triển sẽ đem lại nền tảng để phát triển du lịch, vì đó là những người truyền tải thông điệp và thông tin sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng một cách gần nhất".
Theo đánh giá của các doanh nghiệp du lịch thì một trong những điểm yếu hiện nay của nhân lực ngành mày nói chung là khả năng giao tiếp ngoại ngữ hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến việc truyền tải thông tin đến với du khách quốc tế. Để có một đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ nghiệp vụ vững, ngoại ngữ giỏi, am hiểu lịch sử, văn hoá dân tộc đòi hỏi sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa ngành du lịch, các cơ sở đào tạo, các địa phương trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân hướng dẫn viên cũng cần nhận thức được mình đang là đại sứ du lịch, để từ đó nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch khi đến Thanh Hoá.


Bình yên giữa tán cây rừng
Giữa tán cây rừng bình yên, ẩn giấu biết bao huyền tích, ngôi đền thiêng thờ Bạch Y Công Chúa ở xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh hiện đang lưu giữ bốn sắc phong quý có từ thời nhà Nguyễn, là một trong những minh chứng cho sự tồn tại của ngôi đền thờ chúa Thượng Ngàn.

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Từ ngày 1/4 đến ngày 4/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, thành phố Hà Nội diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề "Sắc màu văn hoá các dân tộc".

Phát huy giá trị Khu Di tích Hàm Rồng gắn với phát triển du lịch
Hàm Rồng không chỉ là địa danh lịch sử ghi dấu chiến công vang dội của quân và dân ta. Ngày nay, Khu Di tích Hàm Rồng còn đang dần trở thành trung tâm du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái của thành phố Thanh Hoá nói riêng, tỉnh Thanh Hoá nói chung.

Team building trải nghiệm lịch sử
Team building không phải là hoạt động du lịch quá mới mẻ. Nhưng “Team building trải nghiệm lịch sử” thông qua các trò chơi, trải nghiệm thực tế tiếp cận lịch sử lại là một trong những nội dung mới trong hoạt động du lịch dành cho lứa tuổi học sinh đang được lựa chọn nhiều tại Thanh Hoá.

Sôi nổi các hoạt động “Tìm hiểu 60 năm Hàm Rồng chiến thắng”
Sáng ngày 31/3, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổng kết Hội thi trực tuyến và các hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố chào mừng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng. Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy dự lễ tổng kết.

Hướng đi nào để khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên phát triển xứng tầm?
Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển quy mô, xứng tầm một khu di tích lịch sử Quốc gia, nhưng Đền Nưa – Am Tiên thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn hiện vẫn chưa khai thác tối đa được các lợi thế này.

Hàm Rồng chiến thắng, nguồn cảm xúc trong sáng tác văn học nghệ thuật
Với vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá lịch sử, từ xa xưa, vùng đất Huyền tích Hàm Rồng - Sông Mã đã mê hoặc nhiều tao nhân mặc khách đến thưởng ngoạn, làm thơ. Đặc biệt trong những năm tháng khói lửa chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược, Cầu Hàm Rồng huyền thoại và chiến công oai hùng của quân và dân ta là niềm cảm xúc bất tận để các văn nghệ sỹ viết nên hàng trăm tác phẩm thơ, văn và những bản tình ca hay về "Hàm Rồng - Sông Mã" đi cùng năm tháng.

Tổng kết và trao giải Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025 với chủ đề "Hàm Rồng - Bản hùng ca chiến thắng" đã khép lại vào tối ngày 29/3.

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025
Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm
Nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, khu di tích Quốc gia Am Tiên là quần thể danh thắng gồm “núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” Khu di tích có tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích về cuộc dấy binh khởi nghĩa của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Nơi đây còn được biết đến là huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam. Những năm vừa qua, khu di tích Quốc gia Am Tiên đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của khu di tích vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.