Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các làng nghề
Những năm qua, nhiều doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX), chủ cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thương mại - dịch vụ cho các sản phẩm làng nghề. Từ đó, góp phần khẳng định vị thế trên thương trường, đồng thời giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Từ xa xưa, xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã nổi tiếng bởi nghề làm chổi đót truyền thống. Chiếc chổi - một vật dụng quen thuộc trong đời sống của người Việt đã được những người dân địa phương khéo léo làm nên và đưa đi tiêu thụ khắp mọi miền Tổ quốc. Theo dòng chảy của thời gian, nghề làm chổi đót đã và đang được nhiều cơ sở sản xuất ở Thọ Thanh giữ gìn, phát huy. Tính đến thời điểm này, toàn xã Thọ Sơn có 1 HTX và 15 cơ sở sản xuất chổi đót, tạo việc làm cho gần 300 lao động địa phương, với mức thu nhập trung bình từ 5-6 triệu đồng/người/tháng. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất chổi đót trên địa bàn đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với việc chú trọng nguyên liệu đầu vào, những người thợ làm việc tại các cơ sở sản xuất còn tỉ mỉ, cẩn thận từ việc tước nhánh đót, buộc lọn cho đến hoàn thiện từng chiếc chổi. Hiện tại, chổi đót của Thọ Sơn đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh và xuất bán sang nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Trung Quốc, Indonexia.


Chị Lê Thị Thanh, Chủ cơ sở sản xuất Chổi đót Thanh Nghĩa, xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Chị Lê Thị Thanh, Chủ cơ sở sản xuất Chổi đót Thanh Nghĩa, xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tôi làm nghề chổi đót cũng là được 39 năm, phát triển xưởng được hơn 10 năm. So với trước đây, nhà mình chỉ có 1 vài lao động nhưng mà nay, lao động đã lên tới 30 người. Sản phẩm đã được xuất bán thị trường trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất đi nước ngoài".

Ông Đỗ Xuân Nhạ, Chủ tịch UBND Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Đỗ Xuân Nhạ, Chủ tịch UBND Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP, địa phương đã có định hướng là tổ chức cho các hộ, đặc biệt là những chủ cơ sở sản xuất phát huy tốt hơn nữa, đầu tư hơn nữa để mở rộng thị trường và mở rộng thị trường ra nước ngoài, đem lại lợi nhuận cao hơn; góp phần phát triển kinh tế cho địa phương".
HTX Dịch vụ Nông nghiệp Xuân Lộc, huyện Triệu Sơn chính là nơi giữ gìn, phát huy giá trị của nón lá truyền thống - một sản phẩm gắn liền với nét đẹp văn hóa; nét duyên của người phụ nữ Việt Nam. Mỗi chiếc nón được làm ra không chỉ là hàng hóa mà còn là nơi gửi gắm tâm hồn, tài năng, thể hiện khiếu thẩm mỹ, kết tinh sang tạo, tinh thần yêu lao động của người dân làm nghề. Ngay từ khi mới đi vào thành lập đến nay, HTX Dịch vụ Nông nghiệp Xuân Lộc luôn đề cao chất lượng sản phẩm. Từng chiếc nón làm ra đều được chỉn chu từ cách chọn lá đến việc trang trí những hình ảnh hoa, phong cảnh, tạo bắt mắt cho người sử dụng. Nhờ đó, sản phẩm nón lá Xuân Lộc đã đứng vững trên thị trường, được công nhận là sản phẩm OCOP. Mỗi tháng, HTX xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh từ 3.500- 4000 chiếc nón. Hiện tại, HTX đang tạo việc làm ổn định cho 12 lao động, với tiền công từ 3- 5 triệu đồng/người/tháng.


Chị Lê Thị Linh, Giám đốc HTX DV Nông nghiệp xã Xuân Lộc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Chị Lê Thị Linh, Giám đốc HTX DV Nông nghiệp xã Xuân Lộc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Để cải tiến khâu sản xuất nón, hiện tại, chúng tôi đã sử dụng điện để xử lý lá. Nguồn nguyên liệu chúng tôi là đã được ký hợp đồng về cung cấp liệu nên là nguồn lực lúc nào cũng đảm bảo, không có bị thiếu hụt. Trước nón ngày xưa chỉ may trơn, bây giờ chúng tôi có lắp thêm hoa; có gắn tem OCOP 3 sao để thay đổi mẫu mã, nhìn bắt mắt hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường".
Để khôi phục, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các nghề, làng nghề truyền thống, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chỉ đạo các xã, thị trấn tiếp tục củng cố và phát triển các làng nghề đã xây dựng. Trong đó, tích cực tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của tỉnh để đầu tư, phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống, như: nghề đúc đồng Trà Đông xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa), làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Minh Tân (Vĩnh Lộc), nghề rèn xã Tiến Lộc, Hậu Lộc, nghề mây tre đan xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa), nghề làm nước mắm ở Hoằng Phụ, Nghi Sơn.,... Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng khuyến khích phát triển các làng nghề mới ở nông thôn, hỗ trợ cải tiến công nghệ sản xuất, kinh doanh. Nhiều đơn vị đã mạng dạn đầu tư vốn đa dạng hóa sản phẩm; đồng thời xây dựng và duy trì website quảng bá thương hiệu sản phẩm trên internet; kết nối các làng nghề với các tour du lịch và tích hợp các mạng xã hội như Zalo, Facebook, Twitter, Youtube... nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá.

Ông Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thông qua sản phẩm và mô hình du lịch trải nghiệm tại nhà máy, Lê Gia chúng tôi mong muốn được góp sức của mình để giới thiệu tới bạn bè trong và ngoài nước một hình ảnh xứ Thanh trù phú, an lành".

Ông Trần Sỹ Toàn, Giám đốc HTX Sản xuất hoa cây cảnh Đông Thành, xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trần Sỹ Toàn, Giám đốc HTX Sản xuất hoa cây cảnh Đông Thành, xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Tôi làm cây này được hơn 30 năm. Tôi cung cấp từ cây giống đến cây phôi, cây thành phẩm, phục vụ cho thị trường Nam Định, Hà Nội… Tôi đã tạo dựng được vườn cây 1,5ha; kinh tế gia đình phát triển. Mong muốn mở thêm vài ha, phát triển làng nghề, tạo thêm thu nhập cho bà con".
Có thể khẳng định, mỗi doanh nghiệp, mỗi HTX, cơ sở sản xuất bằng cách riêng của mình đã và đang góp phần khôi phục và phát triển nghề truyền thống... góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho người dân khu vực nông thôn.

Thường Xuân có 15 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP
Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã chọn những sản phẩm có lợi thế để phát triển thành sản phẩm OCOP, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn chương trình OCOP cho các đơn vị, chủ thể sản xuất; tổ chức cho các chủ thể đi tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh.

Nạo vét, khơi thông kênh thủy lợi mùa khô đạt 107,7%
Tính đến đầu tháng 4 năm 2025, các địa phương, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa đã nạo vét hơn 1,3 triệu m3 kênh mương, đạt 107,7% kế hoạch. Trong đó, khối lượng nạo vét kênh liên huyện, liên xã là 447.000 m3; kênh nội đồng là 858.000 m3.

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng hơn 5,1%
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường, quý 1 năm 2025, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 86,14 triệu USD, tăng hơn 5,1% so với cùng kỳ.

Hơn 102.580 tỷ đồng phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới
Tính đến đầu tháng 4 năm 2025, dư nợ tín dụng phục vụ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 102.580 tỷ đồng với gần 462.440 khách hàng còn dư nợ.

Khẩn trương giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng
Cục Thuế vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu các chi cục thuế khẩn trương giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng cho các đơn vị, doanh nghiệp.

Bí quyết đầu tư và kinh doanh trong kỷ nguyên mới
Chiều ngày 15/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã phối hợp với Tập đoàn Cen Group, Trường Đại học Hồng Đức tổ chức diễn đàn doanh nhân số đặc biệt với chủ đề “Bí quyết đầu tư và Kinh doanh trong kỷ nguyên mới”.

Sacombank khánh thành trụ sở mới Phòng giao dịch Hoằng Hóa
Sáng ngày 15/4, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ khánh thành trụ sở mới Phòng giao dịch Hoằng Hóa tại địa chỉ Phố Trung Sơn, Tỉnh lộ 510, Thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa.

Xây dựng công trình trên đất lúa không quá 0,1% diện tích và tối đa 500m2
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định quy định về diện tích, vị trí và mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/4/2025.

Gần 80% phương tiện thủy nội địa hết hạn đăng kiểm
Để đảm bảo trật tự giao thông đường thủy, lực lượng chức năng của tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, xử lý phương tiện thủy nội địa không có đăng ký, đăng kiểm, quá hạn kiểm định... Tuy nhiên, hiện nay Thanh Hóa vẫn còn gần 80% phương tiện thủy nội địa không có đăng kiểm, hoặc đã quá hạn kiểm định.

Đánh giá diễn biến triều - mặn phục vụ sản xuất và dân sinh trong mùa khô năm 2025
Mùa khô năm 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã tích cực chỉ đạo đơn vị chức năng triển khai điều tra triều - mặn trên hệ thống sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Qua đó đánh giá diễn biến triều - mặn, bổ sung chuỗi số liệu để dự báo xâm nhập mặn phục vụ sản xuất và dân sinh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.