Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ mới
Đổi mới công nghệ là một trong những biện pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, hiệu quả, khả năng cạnh tranh. Từ đó, không ít doanh nghiệp đã gặt hái thành công thông qua việc đầu tư, đổi mới sáng tạo trong công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Với mục tiêu "Năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động", thời gian qua, Công ty CP Thiết bị giáo dục Hồng Đức đã chú trọng việc đầu tư thiết bị, công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Nhờ được đầu tư công nghệ, thiết bị, hiện nay, Công ty cổ phần Thiết bị giáo dục Hồng Đức là đơn vị duy nhất trên cả nước sản xuất được dòng bàn ghế học sinh chống gù mang mã số I20. Sản phẩm được daonh nghiệp sản xuất trên cơ sở thiết kế việt hóa các dòng sản phẩm cao cấp của châu Âu để có các mức chi phí hợp lý cho người tiêu dùng Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty còn có đội ngũ nhân viên luôn tích cực nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất lao động. Trong đó, có nhiều sáng kiến được áp dụng vào sản xuất đã làm lợi hàng tỷ đồng cho doanh nghiệp.
Anh Nguyễn Mạnh Tường, Công ty CP Thiết bị giáo dục Hồng Đức cho biết: "Toàn bộ công nhân viên nâng cao ý thức, mỗi khi có sáng kiến thì đề xuất, sẽ được công ty hỗ trợ, có phần thưởng, tạo động lực cho công nhân viên".
Bà Vũ Ngọc Hà, Phó Giám đốc- Công ty CP Thiết bị giáo dục Hồng Đức cho biết thêm: "Năm nào công ty cũng có nhưng chương trình sáng tạo, và có những giải thưởng nhất định. Gần như tất cả các bộ phận đều cố gắng thi đua, có những sáng kiến sáng tạo, giúp cho việc sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển".
Là doanh nghiệp cung ứng và sản xuất vật liệu xây dựng, Công ty CP Xây dựng và Khai thác khoáng sản Thái Sơn, xã Tân Phúc luôn chú trọng tới việc nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng tổng công suất dây chuyền đạt 10 triệu viên/năm. Ngoài ra, công ty còn đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất cát nhân tạo từ nguyên liệu sỏi, đá. Với công suất thiết kế trên 200 tấn/ giờ, các công đoạn sản xuất được tự động hóa nên giảm thiểu tối đa công lao động và giảm tiêu hao năng lượng trong quá trình sản xuất. Cát nhân tạo đảm bảo không có tạp chất, hạt đều, giá thành phù hợp nên có khả năng thay thế được cát tự nhiên trong một số lĩnh vực, đặc biệt là trộn bê tông và sản xuất gạch không nung. Từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, được các chủ thầu xây dựng và người tiêu dùng đánh giá cao. Đó là tín hiệu tích cực, đáng mừng, khởi đầu một năm mới thuận lợi, tạo đà cho công ty bứt phá, phát triển đi lên. Hiện công ty tạo việc làm cho hơn 50 lao động với mức lương từ 10 triệu đến 15 triệu đồng/tháng.
Ông Lê Công Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CPXD và KTKS Thái Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Công ty chúng tôi đến nay vẫn duy trì được chất lược sản phẩm nên vẫn ổn định được việc làm cho cán bộ công nhân viên".
Ông Lê Đình Lợi, Công ty CPXD và KTKS Thái Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhờ sự nỗ lực của Ban giám đốc, cũng như cán bộ công nhân viên, nên vẫn đảm bảo được đời sống cho anh em".
Những năm qua, để phát triển doanh nghiệp, ngoài các cơ chế, chính sách của TW, của tỉnh, huyện Vĩnh Lộc đã xây dựng chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp như đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Đến nay, huyện Vĩnh Lộc có khoảng 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và đã xây dựng được thương hiệu, uy tín trên thị trường
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Kinh tế- Hạ tầng UBND huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Phòng Kinh tế- Hạ tầng đã phối hợp với Sở Công thương, khảo sát các doanh nghiệp để hỗ trợ máy móc, thiết bị hiện đại, nhằm giảm bớt nguồn lực lao động, tăng năng suất chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp để doanh nghiệp phát triển".
Ông Trương Công Hưng, Giám đốc Công ty TNHH nước tẩy rửa Công Hưng, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Hiện tại chúng tôi đang sử dụng hệ thống máy bán tự động, và tới đây sẽ đưa giàn máy tự động vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động và giảm bớt sức lao động".
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, các doanh nghiệp Khoa học và công nghệ hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất công - nông nghiệp, thiết bị - vật tư y tế, thương mại dịch vụ, công nghệ thông tin.... Đây là những đơn vị tiên phong trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào quản lý vận hành; tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao; dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt Hoạt động của các doanh nghiệp luôn thể hiện rõ tinh thần năng động, sáng tạo, biết tận dụng tối đa các cơ hội để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Ông Hoàng Văn Dậu, Công ty thương mại sản xuất Đức Thắng, xã Định Hưng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Năm nào công ty cũng đầu tư về máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm, để đưa đến người tiêu dùng chất lượng tốt nhất".
Để thúc đẩy hoạt động đầu tư, ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp, tỉnh Thanh Hóa cũng đã phê duyệt "Chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025", trong đó triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ, phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh sẽ có 60 doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Đây chính là môi trường, điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp chủ động nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, hướng đến sự phát triển bền vững.
Huy động cộng đồng Internet Việt Nam chung tay để giảm thiểu lạm dụng tên miền
Trong bối cảnh các vụ lừa đảo, vi phạm pháp luật trên Internet ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng lớn đến người dân và doanh nghiệp, mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt "Kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu lạm dụng tên miền để vi phạm pháp luật".
Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số ngành ngân hàng
Thời gian qua, các ngân hàng trên địa bàn Thanh Hóa đã và đang đầu tư, ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đó, mang đến những tiện ích cho khách hàng.
Tiếp tục xây dựng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa phát triển ngày càng vững mạnh
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa đã đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tích cực, ngày càng hiệu quả vào sự nghiệp phát triển tỉnh nhà, từng bước khẳng định được vị trí, vai trò là tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.
Triển vọng tích cực về cơ hội việc làm ngành công nghệ số tại Thanh Hóa
Xu hướng chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực đã khiến cho nhu cầu nhân lực ngành công nghệ số tại Thanh Hóa đang ngày càng tăng cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
Hơn 125.000 website giả mạo cơ quan, tổ chức
Chỉ trong tháng 9 vừa qua, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã ghi nhận gần 125.400 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức, tăng hơn 100 địa chỉ so với tháng 8 trước đó.
Việt Nam là điểm đến tiềm năng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu
Trong bối cảnh ngành bán dẫn thế giới không ngừng phát triển, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng, hứa hẹn mang đến những cơ hội tăng trưởng vượt bậc cho ngành công nghiệp này.
9 tháng năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng tích cực
9 tháng đầu năm 2024, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ 2023
Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137 ngày 23/10/2024 nhằm hướng dẫn cơ quan nhà nước chuyển đổi một số hoạt động lên môi trường điện tử toàn trình.
Ứng dụng chuyển đổi số trong quảng bá thương hiệu
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, tính đến tháng 10/2024, toàn tỉnh có hơn 1 nghìn hộ gia đình, 13 doanh nghiệp và 2 làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống. Các chủ thể sản xuất đã tích cực đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, đổi mới nhãn mác bao bì, đồng thời chủ động tiếp cận và ứng dụng chuyển đổi số vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Huyện Thọ Xuân xây dựng nhãn hiệu tập thể
Việc đăng ký nhãn hiệu luôn được xem là “giấy khai sinh” cho các sản phẩm nông sản, bảo đảm các điều kiện truy xuất nguồn gốc, có sức cạnh tranh trên thị trường. Do đó, thời gian qua chương trình phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp đã từng bước được huyện Thọ Xuân quan tâm tạo dựng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.