Nâng cao kỹ năng nhận biết hàng thật, hàng giả cho người tiêu dùng
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái luôn là vấn đề “nhức nhối” đối với cơ quan quản lý nhà nước, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc nâng cao kỹ năng nhận biết hàng thật, hàng giả cho người tiêu dùng, đồng thời xử lý nghiêm các vụ vi phạm hàng giả, hàng nhái, tạo tính răn đe là việc làm có tính cấp thiết, đòi hỏi cần duy trì thường xuyên, liên tục.
Hàng giả là những sản phẩm hàng hóa sản xuất trái pháp luật, có hình dáng giống như những sản phẩm, hàng hóa được nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường. Việc mua và sử dụng hàng giả ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng, nhất là các sản phẩm như thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm. Trong năm 2024, các lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hoá đã xử lý 161 vụ liên quan đến hàng giả, kém chất lượng, trong đó khởi tố 7 vụ, xử lý vi phạm hành chính 154 vụ, phạt tiền hơn 2,64 tỷ đồng.

Nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại trên địa bàn, Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã bám sát các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công thương, các văn bản chỉ đạo của tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường lực lượng, thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sờ hữu trí tuệ.

Các đơn vị còn chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng tại địa bàn tổ chức kiểm tra, kiểm soát kịp thời để phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát, lực lượng Quản lý thị trường cũng tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh, niêm yết và bán đúng giá niêm yết; không đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; không kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng hoá không đảm bảo chất lượng, hàng hoá không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Lê Chí Thanh, Phó đội trưởng đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Chí Thanh, Phó đội trưởng đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Cùng với tăng cường kiểm tra, giám sát xử lý cá nhân vi phạm, chúng tôi tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo người dân đi mua cần lựa chọn cơ sở rõ ràng, đọc kỹ thông tin trên bao bì, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo sức khỏe, nhu cầu cho bản thân gia đình".
Thông qua tuyên truyền của lực lượng chức năng, các chủ cơ sở đã hiểu được những thông tin cơ bản và nâng cao kỹ năng trong việc sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu, đảm bảo an toàn chất lượng, an toàn thực phẩm, đồng thời bảo vệ uy tín, thương hiệu cho các doanh nghiệp kinh doanh chân chính. Đối với người tiêu dùng cần nâng cao nhận thức trong việc lựa chọn hàng hóa, cách nhận biết, phát hiện, phân biệt hàng hóa có chất lượng, mua hàng tại những địa chỉ tin cậy, có đăng ký kinh doanh hợp pháp.

Chị Nguyễn Thị Nga, phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa: "Đi mua hàng yên tâm vì giá cả rõ ràng, nhãn mác ghi đầy đủ, mọi thành phần gia rõ ràng, nhân viên chỉ bảo rõ ràng chúng tôi rất yên tâm. Nhân viên cho giấy chứng nhận đẩy đủ".

Bà Nguyễn Thị Hà, Công ty TNHH Phương Linh Thanh Hóa
Bà Nguyễn Thị Hà, Công ty TNHH Phương Linh Thanh Hóa cho biết thêm: "Đến địa chỉ tin cậy uy tín, nhân viên giới thiệu sản phẩm, có giấy tờ chứng nhận, đảm bảo tem nhãn, tạo lòng tin và yên tâm cho khách hàng".
Thông qua các hoạt động tuyên truyền, tư vấn trực tiếp đã góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức về quyền lợi của người tiêu dùng và trách nhiệm trong việc thực thi các quyền bảo vệ người tiêu dùng, góp phần ổn định thị trường, kinh doanh lành mạnh, bảo vệ sức sức khỏe cho người dân.

Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả quản lý vận hành lưới điện truyền tải
Hiện nay, Truyền tải Điện Thanh Hóa đang nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng khoa học công nghệ trong công tác sản xuất. Từ đó nâng cao khả năng tự động hóa, độ tin cậy, chính xác của hệ thống lưới điện truyền tải và mang lại hiệu quả vận hành tốt hơn.

Khởi nghiệp từ nghề làm bánh truyền thống
Là người con xứ Huế về làm dâu Thanh Hóa, chị Lê Thị Trâm, ở Phường Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa đã khởi nghiệp thành công với sản phẩm bánh truyền thống. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, cơ sở làm bánh của chị Trâm còn tạo việc làm cho một số lao động trên địa bàn.

Công bố lãi suất vay mua nhà ở xã hội cho người dưới 35 tuổi
Ngân hàng Nhà nước thông báo mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại áp dụng đối với dư nợ của các khoản cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội từ nay đến ngày 31/12/2025.

Hết năm 2025, cả nước sẽ có khoảng 68.000 trạm BTS 5G
Theo thông tin từ Cục Tần số Vô tuyến điện - Bộ Khoa học và Công nghệ, đến nay cả nước đã có 11.000 trạm 5G được triển khai, phủ sóng trên 26% dân số và dự kiến đến hết năm 2025 là 68.000 trạm.

Sầm Sơn triển khai quy định mới với xe điện: An toàn nhưng chưa thuận tiện
Từ ngày 1/7, xe điện tại Sầm Sơn chỉ được phép hoạt động trên những tuyến đường có biển báo giới hạn tốc độ 30km/h. Ghi nhận của phóng viên Chuyên mục ATGT 24h tại phường Sầm Sơn, trong ngày đầu tiên thực hiện, các lái xe điện đã chấp hành đúng quy định mặc dù không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng.

Người dân được chọn địa điểm đăng ký xe từ 1/7
Cá nhân, tổ chức sẽ được phép đăng ký xe tại bất kỳ Công an cấp xã nào trong tỉnh, thành phố nơi mình cư trú từ 1/7/2025.

Đề xuất mức thu phí với 13 tuyến cao tốc hoàn thành năm 2025
Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất thu phí đối với 13 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư có tiến độ hoàn thành trong năm 2025 dựa trên tiến độ xây dựng trạm dừng nghỉ, hệ thống giao thông thông minh.

Tiếp nhận tố giác, tin báo về hành vi mua bán người qua Tổng đài 111
Theo Nghị định 162/2025 của Chính phủ, Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống mua bán người sử dụng số điện thoại ngắn 111 của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em để tiếp nhận tố giác, tin báo về hành vi mua bán người.

Đảm bảo an ninh trật tự ngay từ ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Cùng với công tác sáp nhập địa giới hành chính, triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, lực lượng Công an cấp xã, phường cũng có nhiều thay đổi cả về số lượng cán bộ, chiến sĩ và địa điểm làm việc. Việc phân công, phân nhiệm rõ ràng từ sớm, các đơn vị Công an xã, phường trên địa bàn tỉnh duy trì hoạt động ổn định thường ngày, phục vụ tốt nhu cầu của Nhân dân và đảm bảo không để xảy ra tình huống đột xuất, bất ngờ.

Bám cơ sở, giữ bình yên, vì Nhân dân phục vụ
Từ ngày 01/7, 166 Công an xã, phường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động sau điều chỉnh địa giới hành chính. Khối lượng công việc lớn, địa bàn thay đổi nhiều, nhưng mỗi cán bộ, chiến sĩ đều bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ với tinh thần chủ động, trách nhiệm cao nhất, quyết tâm “bám cơ sở, giữ bình yên, vì Nhân dân phục vụ”.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.