Đường dây nóng: 0237 3721150

Nâng cao nhận thức chủ động phòng tránh bệnh Thalassemia

Ngày 26/12 là ngày Dân số Việt Nam - một trong những thách thức đối với vấn đề nâng cao chất lượng dân số hiện nay là bệnh Thalassemia, hay còn gọi là tan máu bẩm sinh. Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng hơn 14 triệu người mang gene bệnh Thalassemia, chiếm khoảng hơn 13% dân số. Đáng lo ngại, trung bình mỗi năm, lại có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị Thalassemia. Bệnh Thalassemia là bệnh di truyền, không chỉ gây ra nỗi đau dai dẳng cho bệnh nhân, tạo gánh nặng kinh tế cho gia đình người bệnh, mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng dân số, suy giảm sự phát triển giống nòi. Căn bệnh này tuy khó chữa, song có thể phòng tránh được khi người dân hiểu biết đầy đủ về bệnh, chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Thùy Dung – Cao Tùng

26/12/2024 07:57

Khoa máu thận, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đang quản lý, điều trị gần 500 bệnh nhân bị bệnh Thalassemia; trong đó có khoảng 380 bệnh nhân phải truyền máu thường xuyên, trung bình từ 4 - 8 lần/năm. Đa phần bệnh nhân là người dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi. Có rất nhiều gia đình có 2, 3 trẻ cùng mắc bệnh, rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, thương tâm.

Nâng cao nhận thức chủ động phòng tránh bệnh Thalassemia- Ảnh 1.

Bác sỹ CKII Nguyễn Thúy Hạnh, Trưởng khoa Máu thận, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa

Bác sỹ CKII Nguyễn Thúy Hạnh, Trưởng khoa Máu thận, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: "Bệnh này do di truyền, mà tỷ lệ ở miền núi khó khăn cao, nên cuộc sống gia đình người bệnh khá khó khăn. Có nhiều đợt điều trị còn thiếu máu nên bệnh nhân phải chờ càng vất vả…",

Bệnh Thalassemia được thế giới phát hiện và nghiên cứu từ năm 1925. Tại Việt Nam, bệnh được các nhà khoa học nghiên cứu từ năm 1960. Hiểu đơn giản, Thalassemia là bệnh rối loạn máu, thiếu máu do tan máu di truyền. Đa phần, người bị bệnh Thalassemia thường chậm phát triển thể chất và có nhiều biến chứng do tình trạng thiếu máu, quá tải sắt gây ra.

Nâng cao nhận thức chủ động phòng tránh bệnh Thalassemia- Ảnh 2.

Theo thống kê chưa đầy đủ, tỉnh Thanh Hóa có khoảng hơn 1.000 bệnh nhân bị bệnh Thalassemia. Trong đó, tập trung nhiều tại các huyện miền núi, dân tộc thiểu số có xảy ra tình trạng hôn nhân cận huyết thống như: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Ngọc Lặc… Bệnh Thalassemia là bệnh di truyền, không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng dễ phòng. Chỉ cần xét nghiệm trước khi kết hôn, chẩn đoán trước sinh, nhiều trẻ đã không bị mắc căn bệnh quái ác này.

Nâng cao nhận thức chủ động phòng tránh bệnh Thalassemia- Ảnh 3.

Bác sỹ CKII Nguyễn Huy Thạch, Giám đốc Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

Bác sỹ CKII Nguyễn Huy Thạch, Giám đốc Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Để giảm được bệnh này, ít nhất trong 20 - 30 năm, những ông bố bà mẹ có mang gen bệnh này sẽ không di truyền cho con. Các xét nghiệm, biện pháp để phòng bệnh này cũng rất đơn giản, có thể làm từ bệnh viện cấp huyện trở lên, thậm chí trạm y tế xã nếu có đủ máy móc".

Cùng với những ảnh hưởng tiêu cực về sức khoẻ, việc điều trị Thalassemia còn là gánh nặng kinh tế vô cùng lớn, làm suy giảm sự phát triển giống nòi. Do đó, để Thalassemia không còn là gánh nặng, mỗi người dân hãy nâng cao kiến thức về căn bệnh để chủ động phòng tránh.

Nguồn: Bản tin Thời sự THNM ngày 26/12/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Gia tăng trẻ mắc chứng chậm phát triển vận động

Gia tăng trẻ mắc chứng chậm phát triển vận động

07:05 , 24/07/2025

Lật người, lăn, bò, đứng dậy, biết đi… là những mốc vận động quan trọng trong năm đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều trẻ không đạt được những mốc phát triển này - dấu hiệu của tình trạng chậm phát triển vận động. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá.

Phòng, chống bệnh liên cầu lợn ở người

Phòng, chống bệnh liên cầu lợn ở người

07:00 , 24/07/2025

Theo thông tin từ Bộ Y tế, thời gian gần trong trong cả nước xuất hiện nhiều ca mắc liên cầu lợn. Bệnh liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn liên cầu lợn lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn mắc bệnh. Tỷ lệ tử vong từ 5% tới 20%, nếu khỏi thì thời gian hồi phục thường kéo dài. Để phòng, chống bệnh liên cầu lợn ở người, Bộ Y tế khuyến cáo:

Không kinh doanh, sử dụng sản phẩm “Xi Chuan Qi” nghi ngờ kém chất lượng

Không kinh doanh, sử dụng sản phẩm “Xi Chuan Qi” nghi ngờ kém chất lượng

18:00 , 23/07/2025

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền nhận được hồ sơ liên quan đến sản phẩm “Xi Chuan Qi” (do Hongkong Wisdom Medical Factory sản xuất) nghi ngờ kém chất lượng/giả mạo từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng và ngăn chặn hàng kém chất lượng, hàng giả lưu hành trên thị trường, Sở Y tế có ý kiến như sau:

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống một loại vi khuẩn mùa mưa bão

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống một loại vi khuẩn mùa mưa bão

09:08 , 23/07/2025

Mưa bão khiến nước tràn ra từ các cống rãnh, hệ thống thoát nước, kéo theo vi sinh vật, bụi bẩn, rác thải và chất ô nhiễm lan rộng trong môi trường sống. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus sinh sôi, kéo theo hàng loạt bệnh lý nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị bệnh

Dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị bệnh

08:59 , 23/07/2025

Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Dù dịch không gây bệnh cho người nhưng việc tiêu thụ thịt lợn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Người tiêu dùng cần đặc biệt cảnh giác, cẩn trọng khi lựa chọn, chế biến thịt lợn.

Đảm bảo khám chữa bệnh an toàn trong và sau mưa bão

Đảm bảo khám chữa bệnh an toàn trong và sau mưa bão

20:54 , 22/07/2025

Trước diễn biến phức tạp và mức độ rủi ro cao của bão số 3, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động triển khai đồng bộ các phương án ứng phó, vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh, vừa duy trì hiệu quả hoạt động khám, chữa bệnh và cấp cứu.

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh

14:24 , 22/07/2025

Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh”. Theo Bộ Y tế, những giờ đầu đời của trẻ sơ sinh là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng từ môi trường trong tử cung sang môi trường ngoài tử cung. Khoảng 2/3 số ca tử vong sơ sinh xảy ra trong ba ngày đầu sau sinh, nhiều trường hợp có thể phòng ngừa được bằng các can thiệp đơn giản. Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm là một gói các can thiệp dựa trên bằng chứng được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nhằm cải thiện tử vong sơ sinh.

Bộ Y tế yêu cầu trực cấp cứu 24/24h trong bão số 3

Bộ Y tế yêu cầu trực cấp cứu 24/24h trong bão số 3

08:00 , 22/07/2025

Trước tình trạng cơn bão số 3 có thể ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam (dự báo từ đêm ngày 21/7), với vùng ảnh hưởng từ Quảng Ninh đến Nghệ An, Bộ Y tế vừa ban hành công điện chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị y tế trực thuộc khu vực miền Bắc, miền Trung chủ động triển khai công tác ứng phó.

Bộ Y tế phải hoàn thành kết nối dữ liệu bệnh viện với VNeID trước 31/8

Bộ Y tế phải hoàn thành kết nối dữ liệu bệnh viện với VNeID trước 31/8

09:37 , 21/07/2025

Trong kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, Bộ Y tế được giao một loạt nhiệm vụ trọng tâm cần hoàn thành trước ngày 31/8/2025, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trong ngành y tế.

Bệnh viện Đa khoa Quan Hóa gặp nhiều khó khăn

Bệnh viện Đa khoa Quan Hóa gặp nhiều khó khăn

18:04 , 20/07/2025

Những năm qua, bệnh viện Đa khoa Quan Hóa đối mặt với rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực, ảnh hưởng đến chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.