Nâng cao vai trò của cấp ủy, chính quyền trong giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án
Giải phóng mặt bằng được xác định là một trong những khâu khó khăn nhất trong quá trình triển khai dự án. Thực tế cho thấy, ở nơi nào người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan, chủ đầu tư, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân thì ở đó việc giải phóng mặt bằng có chuyển biến tích cực, đáp ứng yêu cầu đầu tư dự án, huy động các nguồn lực, thúc đẩy kinh tế xã hội.
Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư 3, thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định được phê duyệt năm 2021. Vào đầu năm 2023, sau khi kiểm kê đất và tài sản trên đất ảnh hưởng bởi dự án, UBND huyện Yên Định tiến hành giải phóng mặt tổng diện tích trên 94 nghìn m2. Tổng mức đầu tư dự án là 95 tỷ đồng, dự án ảnh hưởng đến 104 hộ dân.

Để triển khai thực hiện dự án, UBND huyện Yên Định đã chỉ đạo UBND thị trấn Quán Lào, các phòng ban chuyển môn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục các hộ dân có đất ảnh hưởng bởi dự án tự giác nhận tiền bội thường, trao trả mặt bằng cho đơn vị thi công. Ý thức được trách nhiệm và tầm quan trọng của dự án, đa số các hộ dân đã đồng thuận bàn giao đất thực hiện dự án. Tính đến đầu tháng 8/2023, có 83 hộ đã nhận tiền bồi thường.

Để thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái dịnh cư, UBND huyện Yên Định, ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng huyện đã xây dựng phương án cụ thể, đồng thời điều động cán bộ các phòng thuộc UBND huyện, lực lượng công an, lực lượng chức năng của thị trấn Quán Lào; các đơn vị khối nội chính, các đơn vị thi công và phương tiện tham gia thực hiện cưỡng chế 21 hộ dân chưa thực hiện bàn giao đất theo quy định. Đến nay dự án đã được triển khai thực hiện theo đúng tiến độ.

Ông Lê Văn Trung - Chủ tịch UBND thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Văn Trung - Chủ tịch UBND thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để thực hiện dự án, chúng tôi đã tăng cường công tác tuyên truyền, dân vận để người dân hiểu được chủ trương, những lợi ích khi dự án được triển khai. Phối hợp thực hiện cưỡng chế thành công các hộ không tự giác thực hiện"
Năm 2023, huyện Yên Định đề ra nhiệm vụ giải phóng mặt bằng 70,5 ha đất để phục vụ triển khai 32 dự án đầu tư trên địa bàn. Đến hết tháng 7, huyện Yên Định đã giải phóng mặt bằng được 55,5 ha, bằng 80% kế hoạch của cả năm. Kết quả này đạt được là do cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện đã nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, đối thoại và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước.

Bên cạnh đó, đối với các trường hợp cố tình không chấp hành, cản trợp dự án triển khai huyện sẽ thực hiện các biện pháp cứng rắn để đảm bảo kỷ cương và tính thượng tôn pháp luật như cưỡng chế, đảm bảo thi công giải phóng mặt bằng đúng tiến độ.

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Huyện Yên Định luôn nâng cao trách nhiệm, vai trò của cấp ủy, chính quyền trong triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng. Triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện thành công các dự án, góp phần phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương".
Thị xã Nghi Sơn là địa phương có rất nhiều dự án đã và đang được triển khai. Vì vậy nhiệm vụ giải phóng mặt bằng của thị xã phải thực hiện là rất lớn. Để công tác giải phóng mặt bằng được triển khai thực hiện đạt kết quả cao, thị xã Nghi Sơn luôn xác định công tác vận động, tuyên truyền là nhiệm vụ hàng đầu và được thực hiện xuyên suốt quá trình giải phóng mặt bằng. Quá trình triển khai, một điểm chung dễ nhận thấy là nhiều hộ dân ở các khu giải phóng mặt bằng không đồng ý với mức giá đền bù của Nhà nước.

Hiểu được tâm lý của người dân, ngoài nêu cao vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đội ngũ cán bộ, đảng viên; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với triển khai thực hiện GPMB; thị xã Nghi Sơn còn tập trung chỉ đạo cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải gương mẫu, vận động người thân, Nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách về giải phóng mặt bằng.

Năm 2023, các địa phương trong tỉnh tiếp tục triển khai nhiều dự án trọng điểm, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nhằm đẩy mạnh thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng các công trình, dự án, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc các bước quy trình, công khai, minh bạch gắn với thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính và cơ chế "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" trong tất cả các dự án ngay từ đầu.

Tăng cường công tác dân vận chính quyền, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với Nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận của đa số người dân, tránh tình trạng để một bộ phận người dân đối đầu, mâu thuẫn với chính quyền trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Biệt phái 15 công chức, viên chức, người lao động lên 2 xã vùng cao
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định biệt phái 15 công chức, viên chức, người lao động thuộc các sở, ngành đến công tác tại UBND xã Mường Lát và UBND xã Pù Nhi trong thời gian 6 tháng.

Điều chỉnh kế hoạch bay để ứng phó mưa lớn tại Bắc Bộ
Cục hàng không Việt Nam vừa có Công điện gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không chủ động ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa gây ra đối với hoạt động hàng không.

Nhiều hành vi vi phạm Luật giao thông vẫn diễn ra phổ biến
Sau hơn nửa năm Nghị định 168/2024 có hiệu lực và đi vào cuộc sống đã góp phần chấn chỉnh, nâng cao ý thức tự giác chấp hành quy định của người dân. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn nhiều hành vi vi phạm đang diễn ra phổ biến gây mất an toàn giao thông.

Cần có giải pháp chuyển đổi hoạt động sản xuất cho doanh nghiệp nhằm tránh ô nhiễm môi trường
Được chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2008, dự án Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp của Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Phú Lộc tại xã Hoa Lộc đến nay vẫn chưa thể triển khai. Nguyên nhân là do khoảng cách của dự án rất gần với khu dân cư, có nguy cơ ô nhiễm môi trường. Vì vậy, chuyển đổi mục đích sử dụng đất là việc làm cần thiết để tránh tình trạng dự án treo kéo dài nhiều năm, lãng phí tài nguyên đất.

Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất mục tiêu về thúc đẩy bình đẳng giới
Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất mục tiêu số 5 về thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái trong các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Kiểm tra rà soát hệ thống hạ tầng giao thông
Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Xây dựng các địa phương khẩn trương vào cuộc, rà soát hệ thống hạ tầng giao thông trên toàn quốc.

Lưu giữ kí ức bằng công nghệ
Có những ký ức ngủ yên trong bức ảnh cũ. Có những gương mặt liệt sĩ đã nhòa dần theo năm tháng. Nhưng thời gian qua, một người trẻ ở Thanh Hóa đang âm thầm phục dựng những ký ức ấy - bằng công nghệ, sự kiên nhẫn và lòng tri ân. Đó là anh Hoàng Tùng Linh, một nhiếp ảnh gia tự do ở xã Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Mái ấm nghĩa tình - Tri ân người có công
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, có những con người đã thầm lặng hy sinh để Tổ quốc được nở hoa độc lập, kết trái tự do, Nhân dân được sống trong hòa bình, hạnh phúc. Những năm qua, Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng. Thực hiện Quyết định số 21 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho người có công và thân nhân liệt sĩ, đến nay, 100% hộ gia đình thuộc diện hỗ trợ tại Thanh Hóa đã hoàn thành xây dựng và chuyển vào sinh sống trong những căn nhà mới.

Đảm bảo điều kiện cho cán bộ ở xa yên tâm công tác
Sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, nhiều cán bộ, công chức tại Thanh Hóa được điều động từ tỉnh và huyện về xã, từ xã này sang xã khác, trong đó không ít người phải đi làm cách nhà hàng chục km. Trước thực tế đó, các địa phương - đặc biệt là ở miền núi, biên giới đã chủ động rà soát, đảm bảo điều kiện ăn, ở, làm việc cho cán bộ, giúp họ yên tâm công tác lâu dài tại cơ sở.

Lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện
Những năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thu được nhiều kết quả nổi bật, lượng máu thu được và số lượng tình nguyện viên tham gia hiến máu tăng dần mỗi năm. Một trong những hoạt động hiến máu tình nguyện được Thanh Hóa duy trì, triển khai quy mô lớn là chương trình hiến máu tình nguyện Hành trình đỏ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.