Nâng cao vị thế hoa quả Việt Nam tại thị trường EU
Liên minh châu Âu (EU) là thị trường nhập khẩu hoa quả lớn nhất thế giới, với giá trị nhập khẩu năm ngoái đạt hơn 70 tỷ USD nhưng thị phần của doanh nghiệp Việt Nam chiếm rất nhỏ, chỉ khoảng 1%. Như vậy, giá trị và kim ngạch xuất khẩu hoa quả tươi của Việt Nam sang thị trường này vẫn ở mức rất thấp so với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam cũng như nhu cầu của EU.
Đối với mặt hàng hoa quả tươi và sơ chế, EU là thị trường có nhu cầu lớn và ổn định. Nhưng các nhà nhập khẩu của EU rất khó tính và đã thiết lập các nguồn cung lâu dài với các đối tác truyền thống như Nam Mỹ, châu Phi. Các nước Nam Mỹ có lợi hơn châu Á về khoảng cách địa lý, lịch sử thương mại hay chi phí sản xuất, giá thành cạnh tranh. Trong khi đó, quy mô sản xuất của Việt Nam còn manh mún nên số lượng vườn đạt chuẩn đáp ứng được thị trường EU chưa nhiều.
Theo các chuyên gia, để có chỗ đứng vững chắc trên các kệ hàng siêu thị lớn tại EU, hoa quả Việt Nam cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo quản để đi được đường xa. Kinh tế khó khăn và nắng nóng, hạn mặn đang ảnh hưởng lớn đến nguồn cung và chất lượng trái cây. Do đó, để đạt được mục tiêu xuất khẩu rau quả đạt 6 - 6,5 tỷ USD là điều không dễ. Các doanh nghiệp cần giải quyết những thách thức tồn tại để nâng cao vị thế hoa quả Việt Nam tại thị trường EU.

Nghị quyết 68 tạo dư địa đất đai cho doanh nghiệp sản xuất
Một trong những khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ là khó tiếp cận đất trong khu công nghiệp. Nghị quyết 68, với nhiều quy định cụ thể về hỗ trợ tiếp cận đất đai được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.

Xuất khẩu rau quả: nhiều tín hiệu tích cực
Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, 5 tháng năm 2025, xuất khẩu rau quả cả nước ước đạt 2,1 tỷ USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, xu hướng chung của ngành vẫn đang phát triển tích cực và bền vững.

Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ chặt chẽ hơn
Chính phủ đang xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về kinh doanh xuất khẩu gạo. Dự thảo này bắt buộc thương nhân sở hữu kho chứa, tăng ràng buộc dự trữ, bổ sung chế tài xử phạt. Cùng với đó là mở rộng chính sách hỗ trợ và ưu tiên tín dụng đối với doanh nghiệp có vùng nguyên liệu… Dự kiến Nghị định sẽ được áp dụng trong lĩnh vực xuất khẩu gạo từ năm 2026.

Thạch Thành: Vốn tín dụng chính sách hơn 696 tỷ đồng
Trong những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vay vốn phát triển kinh tế.

Sử dụng phân bón hữu cơ, hướng tới nền nông nghiệp an toàn
Những năm gần đây, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chuyển từ phân bón hóa học sang sử dụng các loại phân bón hữu cơ. Qua đó, giúp bảo vệ môi trường, cải tạo đất, tạo ra nông sản sạch, an toàn.

Từ 1/6, doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Từ 1/6, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế.

Khi tiểu thương chợ truyền thống bán hàng online
Tận dụng những lợi ích từ công nghệ số và mạng xã hội mang lại, nhiều tiểu thương đã kết hợp hình thức bán hàng truyền thống và buôn bán online nhằm tìm kiếm cơ hội tiếp xúc với khách hàng, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, đối với nhiều người, việc bán hàng online còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Thanh Hóa thu ngân sách 21.295 tỷ đồng
Trong 5 tháng đầu năm 2025, kinh tế tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển ổn định. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 21.295 tỷ đồng, bằng 46,8% dự toán năm.

Xuất nhập khẩu đạt trên 313 tỷ USD
Theo Cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/5, quy mô kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam đã đạt hơn 313 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Mỗi năm, Thanh Hóa có hàng chục nghìn ha lúa được sản xuất theo hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.