Nâng hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn quốc gia Xuân Liên
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có quyết định phê duyệt nâng hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn quốc gia Xuân Liên. Như vậy đến thời điểm này, Thanh Hoá đã có hai khu bảo tồn thiên nhiên, đánh dấu bước phát triển mới trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh.
Xuân Liên là một trong những Vườn quốc gia có dự trữ đa dạng sinh học quý giá của Việt Nam. Với tổng diện tích quản lý hơn 25.600 ha, Vườn quốc gia Xuân Liên trải dài trên địa bàn 5 xã, thị trấn thuộc huyện Thường Xuân, gồm: xã Bát Mọt, xã Yên Nhân, xã Lương Sơn, xã Vạn Xuân và thị trấn Thường Xuân.
Vườn quốc gia Xuân Liên được thành lập với nhiều chức năng quan trọng, trong đó tập trung vào việc bảo vệ tính nguyên vẹn của các hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn gen sinh vật. Đặc biệt, khu vực này đóng vai trò then chốt trong việc duy trì và đảm bảo ổn định nguồn nước cho Hồ Cửa Đạt - một công trình thủy lợi quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Vùng đệm của Vườn quốc gia bao gồm 12 thôn/bản thuộc 5 xã, thị trấn giáp ranh, với mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống của người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Việc nâng hạng này không chỉ góp phần tăng cường công tác bảo tồn thiên nhiên mà còn mở ra cơ hội phát triển du lịch sinh thái, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với việc Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên được nâng hạng, tại Thanh Hóa hiện có 2 Vườn quốc gia đó là Vườn quốc gia Bến En và Vườn quốc gia Xuân Liên.
Du xuân
Tháng hai về, mang theo cái se lạnh dịu dàng còn vương lại của mùa đông, hòa cùng những tia nắng ấm áp đầu xuân nhuộm vàng những nẻo đường quê Thanh. Xuân rực rỡ trong sắc thắm cờ hoa, xuân hân hoan trong lời ca tiếng hát, trong dòng người náo nức du xuân.
Náo nức du xuân
Tiết trời mát mẻ, không khí trong lành, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số… Đó là trải nghiệm tuyệt vời giữa một bức tranh xuân sống động, đầy màu sắc. Thường Xuân, vùng đất quế ngọc Châu Thường là điểm đến lý tưởng cho chuyến du lịch đầu năm.
Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân
Ngày mùng 7/2 (tức ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch ), UBND xã Thiệu Vân phối hợp Hội phật giáo thành phố Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.
Huyện Cẩm Thủy bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
Một trong những thành công của huyện Cẩm Thủy trong những năm qua là việc khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Việc bảo tồn đa dạng các giá trị văn hóa truyền thống không chỉ làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho người dân mà giúp Cẩm Thủy phát triển du lịch.
Ngày Thơ Việt Nam 2025 sẽ lần đầu được tổ chức tại Ninh Bình
Thay vì diễn ra tại Thủ đô Hà Nội như 22 lần trước, Ngày Thơ Việt Nam 2025 sẽ diễn ra tại thành phố Hoa Lư, Ninh Bình với sự phối hợp tổ chức của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình vào ngày 12/2, tức Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ.
Không để xảy ra mất an ninh trật tự trong lễ hội xuân
Với hơn 1.500 di tích lịch sử - văn hóa, Thanh Hóa là điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương mỗi dịp Tết đến Xuân về. Để đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách khi lễ đền, chùa, hành hương chiêm bái, lực lượng Công an trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì chế độ trực ban, triển khai đồng bộ nhiều phương án, không để xảy ra phạm pháp hình sự, hoạt động vi phạm pháp luật trong thời gian cao điểm lễ hội Xuân 2025.
Gần 2,1 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1/2025
Theo Tổng cục Thống kê, gần 2,1 triệu lượt khách quốc tế đã đến Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025, tăng gần 37% so với cùng kỳ của năm ngoái.
Lễ hội Mường Khô Xuân Ất Tỵ năm 2025
Trong 2 ngày 6 và 7/2, xã Điền Trung, huyện Bá Thước tổ chức Lễ hội Mường Khô năm 2025 nhằm tri ân Quận công Hà Công Thái và sỹ phu yêu nước Hà Văn Mao đã có công lao chống giặc ngoại xâm phía Tây tỉnh Thanh Hoá vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.
Lễ hội Sết boóc mạy năm 2025
Ngày 7/2 tức (mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), lễ hội "Sết Boóc mạy" hay còn gọi là "Tết cây bông" của dân tộc Thái đã được tổ chức tại thôn Mó 1, xã Cán Khê, huyện Như Thanh. Đây là lần đầu tiên Lễ hội diễn ra kể từ khi được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2024.
Du xuân, lễ chùa đầu năm – Nét đẹp văn hóa của người Việt
Một trong những nét đẹp văn hóa rất đáng quý của người Việt đó là du xuân lễ chùa đầu năm. Đây không đơn thuần là một hoạt động tâm linh, tín ngưỡng cầu mong những điều may mắn trong năm mới mà còn là cơ hội để mọi người tận hưởng không khí mùa xuân, gặp gỡ gia đình, bạn bè và chia sẻ những niềm vui trong mùa xuân mới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.