Năng lượng địa nhiệt - để làm gì?
Nhiệt dưới lòng đất có thể thu gom được để sản xuất điện và sưởi ấm các tòa nhà.

Nhà máy điện địa nhiệt Svartsengi ở Iceland.
Thế giới đang chịu áp lực phải chấm dứt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, vì thế các nguồn năng lượng xanh như mặt trời và gió đang được chú ý rất nhiều. Năng lượng địa nhiệt cũng là một nguồn năng lượng khác thân thiện với môi trường. Đó là nhiệt thừa của các tảng đá nóng chảy đã hình thành nên trái đất hàng tỉ năm về trước và hoàn toàn có thể thu hồi để sưởi ấm các tòa nhà và sản xuất điện.
Ông William Glassly – một nhà khoa học về trái đất của Trường đại học California và chuyên gia về năng lượng địa nhiệt – nói rằng trái đất là một cỗ máy sinh nhiệt. Ở độ sâu khoảng 30 km trở xuống thì ở bất cứ chỗ nào đều có đủ nhiệt để sản xuất điện cung cấp cho toàn thế giới.
Con người đã khai thác năng lượng địa nhiệt từ hàng chục nghìn năm trước, ví dụ như để nấu ăn, tắm rửa. Thời Đế chế La Mã, cách đây khoảng 2.000 năm, người ta đã dẫn nước từ các suối nước nóng về các nhà tắm công cộng hoặc làm bể dưới sàn nhà để sưởi ấm nhà.

“The Blue Lagoon” – một spa nổi tiếng ở Iceland sử dụng nguồn nước nóng thiên nhiên
Ngày nay, năng lượng địa nhiệt được lấy qua các lỗ khoan cắm sâu xuống lòng đất để sưởi ấm, làm mát nhà cửa. Môi trường ngầm dưới lòng đất như một loại bể chứa nhiệt có thể lấy lên sưởi ấm các tòa nhà vào mùa đông và nhiệt thừa lại được bơm trở lại lòng đất để làm mát tòa nhà vào mùa hè.
Chi phí cho một hệ thống bơm địa nhiệt tùy thuộc vào khí hậu và các yếu tố khác. Một hệ thống như vậy phục vụ cho nhà ở thường đắt gấp đôi hệ thống điều hòa thông thường, nhưng các hệ thống điều hòa địa nhiệt có thể giảm chi phí thiết bị tới 60% so với hệ thống thông thường.
Địa nhiệt còn được sử dụng cho một số quá trình công nghiệp và nông nghiệp đặc thù, ví dụ: để sấy gỗ và sấy lương thực.
Sản xuất điện từ nhiệt ngầm
Năng lượng địa nhiệt cũng được khai thác để sản xuất điện.
Hiện nay các nhà máy điện địa nhiệt đang phục vụ khoảng 0,5% nhu cầu điện của Mỹ. Đây cũng là nước dẫn đầu về sản xuất điện địa nhiệt. Riêng ở bang California, 5% lượng điện tiêu thụ là sản xuất từ địa nhiệt.
Về cơ bản, các nhà máy điện địa nhiệt lấy năng lượng từ các giếng sản xuất được khoan sâu từ 152 mét đến 3,2 km. Hơi nước và nước cực nóng ở độ sâu này phụt lên do áp lực từ dưới lòng đất sẽ làm quay các turbine phát điện trên mặt đất. Nước thải của quá trình sản xuất này được thu hồi và bơm trở lại lòng đất thông qua các giếng bơm.
Nguồn năng lượng vô tận
Mặc dù hiện nay các nhà máy điện địa nhiệt đang được xây dựng ngay gần các điểm dễ khai thác, nhiệt có thể tìm thấy khi không cần khoan quá sâu, nhưng ông Glassley cho biết khi kĩ thuật định vị và kiểm soát dòng nhiệt phát triển hơn thì không nhất thiết phải như vậy “vài chục năm nữa thôi sẽ không còn có giới hạn về mặt địa lí để xây dựng các nhà máy điện địa nhiệt”.
Xây dựng nhà máy điện địa nhiệt tốn kém hơn nhà máy điện đốt khí thông thường nhưng chi phí vận hành thì tiết kiệm hơn nhiều. Đó là vì nhà máy điện địa nhiệt không cần nhiên liệu. Chi phí mua nhiên liệu cho một nhà máy điện đốt khí tự nhiên, dầu hoặc than cao gấp đôi chi phí xây dựng nhà máy.
Theo ông Glassley, điện địa nhiệt sẽ có vai trò quan trọng trong những năm sắp tới, khi mà các kĩ thuật tìm kiếm và khai thác năng lượng địa nhiệt được quan tâm phát triển.
Các nguồn địa nhiệt
Năng lượng địa nhiệt có mặt ngay cả ở những vùng lạnh giá nhất của trái đất, chỉ cần đào đủ sâu là có. Ở hầu nết các nơi, nhiệt của trái đất được cất giữ ở độ sâu hơn 32 km, nhưng ở những điểm có nhiệt ngay gần bề mặt (mạch phun, suối nước nóng và núi lửa phun trào) thì năng lượng địa nhiệt rất dễ khai thác.
Ông Glassley cho biết điện sản xuất bằng năng lượng địa nhiệt thường có giá thấp hơn điện gió, thủy điện và điện mặt trời.
Phạm Hường/Dân Trí (Theo Nbcnews)
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Việt Nam giành Giải Nhất bảng “GITEX Europe Award” tại sự kiện công nghệ lớn nhất Châu Á
Sản phẩm Nomi - Trợ lý tài chính cá nhân ứng dụng AI của Công ty Cổ phần Công nghệ ADT Global đã xuất sắc vượt qua hơn 350 doanh nghiệp và startup công nghệ đến từ 60 quốc gia, giành Giải Nhất bảng "GITEX Europe Award" trong khuôn khổ cuộc thi Supernova Pitch Competition.

Kỳ vọng thúc đẩy chuyển đổi số từ Nghị quyết 57
Nghị quyết 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị là một văn kiện chiến lược nhằm tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Việt Nam. Trong đó, với chuyển đổi số - nhiệm vụ đang được triển khai sâu rộng, Nghị quyết 57 sẽ là định hướng quan trọng, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số tại Thanh Hóa trong thời gian tới.

Ứng dụng công nghệ để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước
Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đến hết năm 2025, 100% dân số khu vực đô thị, 65% dân số khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch tập trung. Do vậy, các đơn vị, doanh nghiệp vận hành nhà máy nước trên địa bàn tỉnh đang tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý hệ thống cấp nước; nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về nước sạch.

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đã đi vào hoạt động
Tuyến cáp quang biển ADC cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel đưa vào vận hành. Dung lượng tối đa của ADC là 50Tbps, lớn nhất Việt Nam và bằng 125% lần tổng dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam trước khi tuyến ADC vận hành.

Khẩn trương số hóa tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
Bộ Nội vụ vừa ban hành văn bản đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ số hóa tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo Văn hóa – Nghệ thuật
Sáng 25/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với Câu lạc bộ khối trường đào tạo Văn hóa - Nghệ thuật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo văn hoá - nghệ thuật". Tiến sỹ Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh dự và phát biểu tại hội thảo.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất đường phèn
Năm 2017, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) đã chính thức đầu tư xây dựng Nhà máy đường Organic tại Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư trên 43 tỷ đồng. Nhờ đầu tư thiết bị hiện đại và ứng dung khoa học công nghệ vào sản xuất, nhiều sản phẩm đường phèn của Nhà máy đường Organic Lam Sơn không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Zalo là ứng dụng có số lượt tải lớn nhất Việt Nam
Theo báo cáo thường niên đánh giá về thị trường Internet và ngành công nghiệp số hóa vừa được We Are Social và Melwater công bố, Zalo là ứng dụng có lượt tải về lớn nhất tại Việt Nam, số liệu ghi nhận trong 3 tháng từ 1/9-30/11/2024.

Bổ sung băng tần, tăng tốc độ Internet WiFi tại Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa phê duyệt quy hoạch, bổ sung 500MHz phổ tần trong băng tần 6GHz cho các thiết bị mạng nội bộ không dây, thường được biết đến là WiFi, hoạt động theo hình thức miễn cấp phép.

Hiệu quả từ các mô hình Hợp tác xã
Với tư duy cách làm mới, nhiều Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Việc làm chủ công nghệ, ứng dụng các thiết bị thông minh đã góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.