Nên đi khám hậu Covid-19 nếu mệt mỏi kéo dài kèm 4 triệu chứng sau
Hậu Covid-19, nếu mệt mỏi kéo dài kèm triệu chứng: Mệt mỏi sau khi làm việc gắng sức và kéo dài trên 24 giờ; Ngủ không yên giấc; Suy giảm trí nhớ hoặc khả năng tập trung; Đau cơ, đau nhiều khớp nhưng không sưng, nóng, đỏ; Đau họng hoặc loét miệng; đau đầu... thì cần khám tại cơ sở y tế.
![]() |
Câu hỏi: Sau khỏi Covid-19 3 tháng, tôi vẫn mệt mỏi và có triệu chứng khản giọng. Tôi có cần đi khám hậu Covid-19 không?
Trả lời:
Bộ Y tế vừa ban hành quyết định Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19 (còn gọi là hậu Covid-19).
Theo Bộ Y tế, mệt mỏi là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở giai đoạn hồi phục sau mắc Covid-19, được mô tả là một cảm giác quá tải hay kiệt sức cả về thể chất và tinh thần.
Mệt mỏi về thể chất: khi mệt mỏi sau mắc Covid-19, chúng ta sẽ cảm thấy cơ thể mình rất nặng nề và ngay cả những hoạt động thể lực dù nhẹ nhàng cũng tiêu tốn rất nhiều năng lượng.
Mệt mỏi về nhận thức và tinh thần: khi mệt mỏi, mỗi người sẽ khó tập trung suy nghĩ, hoặc tiếp nhận thông tin mới, trí nhớ cũng như công việc, học tập của bạn bị ảnh hưởng. Thậm chí cả việc tìm từ ngữ đơn giản để viết hay nói cũng có thể trở thành khó khăn. Mệt mỏi làm cho người đã mắc Covid-19 kiệt sức sau khi hoàn thành những công việc thường ngày.
Cảm giác mệt mỏi sau mắc Covid-19 là có thể thức dậy với cảm giác mệt mỏi y như trước khi ngủ. Mức độ mệt mỏi có thể thay đổi theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ.
Người mệt mỏi sẽ không còn động lực để làm bất cứ điều gì vì quá mệt và/hoặc cảm thấy cơ thể mình sẽ kiệt sức ngay cả khi thực hiện những việc đơn giản nhất, trong khi rất khó giải thích tình trạng kiệt sức của mình cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp hiểu.
Cũng tại hướng dẫn này, Bộ Y tế nhấn mạnh, việc xây dựng nhịp độ là một chiến lược giúp người đã bị mắc Covid-19 tránh bị tổn thương đồng thời quản lý các hoạt động của bạn mà không làm nặng thêm các triệu chứng hiện có.
Theo đó, mỗi người nên xây dựng một kế hoạch linh hoạt cho phép hoạt động trong khả năng hiện tại của mình và tránh bị quá tải. Sau đó, mức độ hoạt động có thể được tăng dần lên một cách có kiểm soát theo thời gian, khi mức năng lượng và các triệu chứng của bạn được cải thiện. Quan trọng là đừng nên so sánh với người khác hoặc với chính mình trước kia...
Bộ Y tế nhấn mạnh nếu sau mắc Covid-19 tình trạng mệt mỏi kéo dài mặc dù đã tự điều chỉnh về nhịp độ và các hoạt động ưu tiên, ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, kèm theo một số triệu chứng như:
Mệt mỏi sau khi làm việc gắng sức và kéo dài trên 24 giờ;
Ngủ không yên giấc;
Suy giảm trí nhớ hoặc khả năng tập trung;
Đau cơ, đau nhiều khớp nhưng không sưng, nóng, đỏ; Đau họng hoặc loét miệng; đau đầu ... thì bạn cần đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Ngoài ra, nếu cảm thấy mệt mỏi kéo dài sau mắc Covid-19, đồng thời có bệnh mạn tính về tim mạch (bệnh mạch vành, suy tim...), bệnh nội khoa (đái tháo đường, bệnh thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...) hoặc có biến chứng về tim mạch, hô hấp... trong thời gian nhiễm Covid-19, bạn không nên trì hoãn mà cần khám và quản lý sớm tại các phòng khám chuyên khoa tương ứng...
Đọc thêm

“Giờ vàng” điều trị đột quỵ
Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Hơn 50% trong số đó bị tử vong và chỉ có khoảng 10% những người sống sót có thể phục hồi hoàn toàn, không có di chứng và không phải phụ thuộc vào người khác. Đáng chú ý, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Tại Thanh Hoá, những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc đột quỵ tăng khá nhanh. Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm, có khoảng trên 8.000 bệnh nhân mắc đột quỵ.

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn còn tiềm ẩn, có thể bùng tại một số địa phương, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi.

Hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Từ 1/7/2025 người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Ngày 1/7, hàng loạt chính sách mới mang tính đột phá trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 chính thức có hiệu lực. Những thay đổi này không chỉ mở rộng quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế mà còn thể hiện quyết tâm thực hiện công bằng y tế, chăm sóc sức khỏe toàn dân một cách thiết thực và bền vững.

Người dân được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử chậm nhất vào ngày 1/1/2026
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164 ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử là sổ bảo hiểm xã hội được Bộ Tài chính tạo lập bằng phương tiện điện tử, chứa đựng thông tin như sổ bảo hiểm xã hội bản giấy và có thể thay thế sổ bảo hiểm giấy trong các giao dịch giữa người dân và cơ quan Nhà nước có liên quan.

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, chiều ngày 30/6, Bảo hiểm xã hội Khu vực VI phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chương trình thu hút hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành BHXH, y tế và bệnh nhân của các cơ sở y tế gia.

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035
Chiều ngày 30/6, tại huyện Triệu Sơn, Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành y tế Thanh Hóa về việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035.

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, có thể thành dịch lớn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để thăm khám và được tư vấn, điều trị kịp thời.

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè
Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027
Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh đối với các bác sĩ trên toàn quốc từ ngày 1/1/2027. Đây là thông tin được đưa ra tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.