Neo giữ nét xưa: nghệ thuật tuồng
Hàng trăm năm qua, có một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền đặc sắc của Việt Nam được hình thành trên cơ sở ca - vũ - nhạc và các trò diễn xướng dân gian, đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân, chỉ cần thoáng nhìn hóa trang và trang phục của nghệ sĩ trên sân khấu, ta có thể nhận ra, đó là nghệ thuật tuồng.
Tuồng hay còn gọi là hát bội, là một trong những môn nghệ thuật sân khấu mang tính cổ điển và bác học bậc nhất Việt Nam. Khoảng cuối thế kỷ XVIII, tuồng đã phát triển một cách hoàn chỉnh về mọi mặt từ kịch bản văn học đến nghệ thuật biểu diễn. Ở thế kỷ 19, tuồng đã có một giai đoạn phát triển cực thịnh trong lịch sử hình thành và phát triển. Và cho đến ngày nay, tuồng vẫn được coi là "quốc hồn, quốc túy" của Việt Nam.
Tuồng có nhiều rất thể loại nhưng có thể phân thành hai loại chính là tuồng kinh điển và tuồng dân gian. Trong kho tàng nghệ thuật dân tộc, tuồng có một phong cách rất riêng. Khác với các loại hình sân khấu khác như: chèo, cải lương, tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung với cái riêng, giữa gia đình với Tổ quốc và chất bi hùng chính là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật tuồng.
Trải qua thời gian và đứng trước dòng chảy khốc liệt của nghệ thuật giải trí hiện nay, với sự du nhập của các loại hình nghệ thuật mới được giới trẻ hào hứng tiếp nhận, tuồng nói riêng, nghệ thuật truyền thống nói chung đang mất dần chỗ đứng và tầm ảnh hưởng trong đời sống tinh thần của người Việt. Đó cũng đang là bài toán khó, là nỗi niềm trăn trở của biết bao nghệ sĩ, diễn viên và những người đứng đầu ngành văn hóa.
NSND Lê Tiến Thọ
Trước sự khủng hoảng thiếu khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ, nghệ thuật sân khấu truyền thống nói chung, tuồng nói riêng đã và đang từng bước có sự cách tân để hướng tới thế hệ tương lai. Sự thay đổi đó bắt nguồn từ việc đào tạo thế hệ diễn viên trẻ đến sự đổi mới trong kịch bản sao cho bám sát thời đại. Mỗi một diễn viên khi bắt đầu học đều được các thầy, cô dạy những vai mẫu, kỹ năng cơ bản như nói lối, hát, diễn… một cách thuần thục.
Khi nắm vững được những nét đặc trưng của tuồng và thể hiện trọn vẹn các vai, diễn viên có thể sáng tạo thêm lối diễn mang phong cách riêng của họ, tuy nhiên vẫn phải nằm trong một khuôn khổ chung của tuồng. Bởi, đã là một diễn viên tuồng, điều đầu tiên phải nắm vững đặc tính, bản chất của nhân vật và tiếp đó là thể hiện sao cho đúng với bản chất ấy. Làm sao để khi bước ra sân khấu, người diễn làm cho khán giả hiểu được ngay đâu là đào, đâu là kép, đâu là trung, là nịnh… Sau đó rồi mới cần đến sự linh hoạt, sáng tạo thêm trong cách thể hiện nhân vật của nghệ sĩ, biết thức thời với thời đại.
NSƯT Đỗ Quyên, Nhà hát Tuồng Việt Nam
Không chỉ quan tâm đào tạo thế hệ diễn viên trẻ và tích cực đổi mới trong nội dung mỗi vở diễn; nhằm mở ra cơ hội đưa tuồng tiếp cận công chúng hiện đại, những năm gần đây, Nhà hát Tuồng Việt Nam, các Nhà hát nghệ thuật truyền thống và các đoàn nghệ thuật truyền thống đã chủ động xây dựng chương trình "Giới thiệu nghệ thuật tuồng với khán giả trẻ" nhằm khơi dậy tình yêu tuồng cho những người trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây đang được xem là hướng đi đúng. Bởi, hình thành khán giả tương lai một cách khoa học, bài bản, cũng là phương thức để bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật tuồng nói riêng, sân khấu truyền thống nói chung một cách hiệu quả, bền vững nhất.
Tuồng - loại hình sân khấu độc đáo của dân tộc, chứa đựng biết bao nét đẹp văn hóa, tinh hoa người Việt, từng là người bạn tri âm, tri kỷ của rất nhiều thế hệ, liệu sẽ tiếp tục tồn tại và vươn xa trong cuộc sống hiện đại, điều đó phụ thuộc vào khả năng thích ứng và tự làm mới của bộ môn nghệ thuật này trong ngôi nhà nghệ thuật thời đại của dân tộc Việt Nam.
Tin tưởng rằng, với tình yêu, niềm đam mê và sự đổi mới của các nghệ sĩ, diễn viên cùng với xu hướng tìm về những giá trị văn hoá cội nguồn của người dân, nghệ thuật truyền thống nói chung, nghệ thuật tuồng nói riêng sẽ lại tiếp tục được thăng hoa và có chỗ đứng vững chắc trong lòng khán giả Việt.
Các điểm đến tâm linh thu hút du khách dịp đầu năm mới
Những ngày đầu năm mới, các điểm di tích gắn với hoạt động tín ngưỡng tâm linh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, vãn cảnh. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, nên đến nay hoạt động lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, đúng quy định, được du khách thập phương đánh giá cao.
Trình diễn Nghệ thuật thư pháp Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng ngày 01/02 (tức ngày mồng 4 tháng Giêng, năm Ất Tỵ) tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổ chức chương trình Văn nghệ, thư pháp và cho chữ đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Dự chương trình có các đồng chí: Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hóa; Lê Trọng Thụ - Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo thành phố Thanh Hóa.
Sôi nổi Hội vật truyền thống Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng ngày 1/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa đã tổ chức Hội vật truyền thống chào mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn du khách ngày đầu xuân
Đã thành truyền thống, cứ vào ngày mồng 4 Tết, Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh lại tổ chức lễ khai hội Xuân chào đón năm mới. Trong những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh đã trở thành điểm đến hấp dẫn của mỗi du khách để tri ân, hướng về nguồn cội và cầu mong những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Sôi động các điểm vui chơi, du lịch tâm linh đầu năm mới
Trong ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều địa điểm vui chơi, các khu du lịch tâm linh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã thu hút khá đông người dân và du khách đến thăm quan, lễ bái. Đặc biệt, thời tiết hôm nay ấm áp, thuận lợi cho du khách vãn cảnh, khám phá các điểm du lịch.
Tiếng cồng gọi xuân
Đối với đồng bào người Thái ở xứ Thanh, ngoài những điệu khặp mượt mà trữ tình, những điệu múa xòe uyển chuyển hay những bước nhảy sạp rộn ràng, người Thái còn có một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần, đó chính là văn hóa cồng chiêng.
Xu hướng du lịch xuyên Tết Nguyên đán tăng cao
Nếu trước đây hình ảnh quây quần bên mâm cơm gia đình là biểu tượng của Tết, thì hiện nay, ngày càng nhiều gia đình, nhiều bạn trẻ lựa chọn du lịch xuyên Tết.
Lễ hội đua thuyền truyền thống xã Quảng Nham, Xuân Ất Tỵ năm 2025
Hằng năm, cứ mỗi dịp đầu Xuân năm mới, từ sáng mùng 2 Tết cho đến hết ngày mùng 5 Tết âm lịch, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương lại sôi nổi tổ chức lễ hội Đền Phúc và Bia Tây Sơn, hội thi Nữ quan cờ người và đua thuyền truyền thống.
Hàng nghìn lượt du khách đến Đền Cửa Đặt những ngày đầu xuân 2025
Từ đêm giao thừa đến hết ngày mùng 2 Tết, đã có hàng nghìn lượt du khách đến Khu di tích lịch sử văn hóa đền Cửa Đặt, huyện Thường Xuân tham quan, vãn cảnh, cầu mong một năm mới sức khỏe dồi dào, mọi việc hanh thông.
Mang món ăn tinh thần đến với đồng bào miền núi, hải đảo trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc
Chào xuân mới Ất Tỵ 2025 và hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa tổ chức 2 đợt chiếu phim lưu động tại 11 huyện miền núi và các xã ven biển, hải đảo.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.