Nét đẹp văn hoá qua trang phục đi lễ
Đi lễ và thực hiện các tín ngưỡng tâm linh là truyền thống văn hóa có từ hàng nghìn năm nay của dân tộc Việt Nam. Nhiều người đi hành hương lễ Phật hiện nay đều ý thức được cần biểu hiện văn hóa, đúng mực nơi cửa thiền, giữ cho bản thân tâm thế kính ngưỡng nơi không gian tâm linh. Một trong những cách thể hiện là chú trọng lựa chọn trang phục phù hợp, chỉn chu, thể hiện văn hóa thẩm mỹ khi đi lễ chùa.
Hiện nay đi đến đền, chùa hay những chốn tâm linh, không khó để bắt gặp hình ảnh các bà, chị em phụ nữ trong những bộ lễ phục trang nhã, không sặc sỡ, nổi bật. Trong đó, các kiểu thời trang truyền thống như áo dài, áo tứ thân vẫn được yêu thích và sử dụng nhiều, với những gam màu hài hoà, trên chất liệu lụa, gấm.


Mặc dù, trên thực tế không có quy định hay những yêu cầu về trang phục khi đi lễ. Tuy nhiên, hầu hết người dân đều lựa chọn cho mình những lễ phục nhã nhặn, đẹp thanh lịch mà vẫn rất kín đáo phù hợp với bối cảnh.

Chị Đàm Thanh Hoa, du khách Hà Nội
Chị Đàm Thanh Hoa, du khách Hà Nội cho biết: "Mỗi dịp đi lễ, chúng tôi thường lựa chọn mặc quần áo phật tử. Đền, chùa là chốn linh thiêng, thanh tịnh nên tôi thấy mặc những trang phục kín đáo, nhã nhặn vừa thể hiện lòng thành kính nơi chốn linh thiêng, vừa là phép lịch sự."
Việc lựa chọn trang phục đến cửa chùa của nhiều người hiện nay, nhất là các bạn trẻ thể hiện sự thay đổi tích cực về suy nghĩ, nghiêm túc hơn về mục đích khi đến cửa chùa, tìm về nơi thanh tịnh. Đa số những người thường xuyên đi lễ đều chọn cho mình bộ pháp phục, phụ kiện đi kèm vừa phù hợp với không gian tâm linh.

Chị Bùi Thị Giang, Pháp phục Diệu Minh Châu cơ sở 2, thành phố Thanh Hoá cho biết: "Quần áo phật tử được làm từ chất liệu thoáng nhẹ, thiết kế kín đáo, thoải mái mà vẫn đáp ứng đẹp. Chúng tôi nghĩ đây cũng là tín hiệu tốt trong văn hoá, tâm thức của người dân khi thay đổi suy nghĩ đi lễ vừa kín đáo mà vẫn tạo được nét đẹp."
Khi đi lễ đền, chùa, ăn mặc không chỉ là sở thích riêng, mà còn thể hiện văn hóa thẩm mỹ, văn hóa tâm linh. Ăn mặc phù hợp trong sinh hoạt tín ngưỡng cũng là cách giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng trong nhịp sống văn minh, hiện đại ngày nay.

Không gian xanh yên bình
Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 30km, vườn dâu rộng lớn của gia đình chị Thuỳ Dung, ở xã Thọ Ngọc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là địa điểm check in vô cùng “hot” trong thời gian gần đây bởi không gian xanh với những bụi dâu chín mọng đang vào mùa thu hoạch.

Chờ đón Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước
Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7, với chủ đề “Đà Nẵng - Kỷ Nguyên Mới” với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước.

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên
Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa vẫn còn hàng chục ngôi Nghè cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa. Trong đó, Nghè Nguyệt Viên ở Làng Nguyệt Viên phường Hoằng Quang, thành phố Thanh Hoá là một trong những ngôi Nghè cổ, có giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, được bảo tồn, gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn 400 năm khởi dựng.

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"
Tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa vừa mở lớp tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát" năm 2025.

Về làng cổ Tường Vân
Nằm bên dòng sông Cầu Chày, làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định có lịch sử lập làng và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Ngôi làng này cũng là quê hương của hai anh em Tiến sĩ họ Khương nổi danh trong lịch sử: Khương Công Phụ và Khương Công Phục.

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường
Trung tâm Văn hóa điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành vừa tổ chức 2 lớp tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường và biên đạo, dàn dựng các tiết mục văn nghệ truyền thống phục vụ du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lâm.

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025
Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân năm 2025 được tổ chức theo hình thức đại tế 5 năm 1 lần. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/2/2025 (tức ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực phong phú, đặc sắc của đồng bào các dân tộc Thái và Thổ. Hiện nay, huyện Như Xuân đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức lễ hội.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày 17/2 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn tổ chức Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Trung Quốc miễn thị thực cho khách Việt đến Tây Song Bản Nạp
Trung Quốc sẽ miễn thị thực cho đoàn du lịch từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đến thăm Tây Song Bản Nạp - một điểm đến nổi tiếng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc - nếu du lịch trong vòng tối đa 6 ngày.

Mùa du lịch văn hóa
Với sự đa dạng về văn hóa và thiên nhiên, du lịch văn hóa xứ Thanh đang là “điểm hẹn mùa xuân” hấp dẫn du khách gần xa. Chỉ tính riêng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, toàn tỉnh đón khoảng 675 nghìn lượt khách, tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, phần nào cho thấy sức hút mạnh mẽ của loại hình du lịch này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.