Nếu bạn có vết bầm không giải thích được thì đây có thể là nguyên nhân
Vết bầm tím xuất hiện trên cơ thể là điều rất bình thường. Nhưng đó cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm nếu vết bầm xuất hiện không có lý do.
Nâng vật nặng quá sức: Nâng vật nặng có thể là một lý do cho vết bầm tím. Nó có nghĩa là các mạch máu của bạn đã yếu và hoạt động thể chất quá sức làm các mao mạch bị vỡ và gây ra bầm tím. Quá nhiều hoạt động thể chất cũng có thể gây hại ngay cả những mao mạch khỏe mạnh nhất. Ngay cả trẻ em cũng có thể bị những vết bầm tím như vậy khi đeo balo quá khổ.
Dùng thuốc: Dùng một số loại thuốc ảnh hưởng đến máu có thể dẫn đến sự xuất hiện của vết bầm tím. Các loại thuốc này bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc có chứa sắt hoặc thuốc hen suyễn. Loại thuốc phổ biến nhất khiến cho máu trở nên lỏng hơn và có thể dẫn đến vết bầm tím là aspirin. Nếu bạn nhận thấy sự liên quan giữa việc dùng thuốc và bầm tím trên da, bạn nên đi khám bác sĩ. Bạn có thể cần phải ngừng dùng thuốc để tránh chảy máu trong.
Bệnh về máu: Các bệnh về máu và mạch máu có thể gây ra các vết bầm tím như rối loạn đông cầm máu, giảm tiểu cầu hoặc bệnh bạch cầu... Đừng trì hoãn việc đến bệnh viện, đặc biệt nếu bạn nhận thấy các triệu chứng đáng lo ngại khác như đau và sưng chân, chảy máu nướu răng, các mao mạch nhỏ trên cơ thể hoặc chảy máu cam.
Thiếu chất dinh dưỡng: Một số vết bầm không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Ví dụ, B12 tham gia vào quá trình sản xuất máu, vitamin K chịu trách nhiệm đông máu và vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra mô mới. Không có nó, các mạch máu trở nên rất mong manh. Nếu các mạch máu vỡ sẽ gây ra vết bầm tím.
Mất cân bằng nội tiết tố: Các vết bầm tím có thể xuất hiện nếu bạn thiếu estrogen. Nguyên nhân có thể gây ra vết bầm là bạn đang trải qua thời kỳ mãn kinh, dùng thuốc kích thích tố, hoặc nếu bạn đang mang thai. Thiếu estrogen làm suy yếu đáng kể các mạch máu và thành các mao mạch có thể bị tổn thương rất dễ dàng.
Các thay đổi liên quan đến tuổi tác: Một lý do tự nhiên, theo các bác sĩ là tuổi tác. Các mao mạch yếu đi theo độ tuổi và các mô bị mất tính đàn hồi của chúng. Ở những người có tuổi, vết bầm chủ yếu xuất hiện ở chân.
Tiểu đường: Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tuần hoàn máu, vì vậy rất dễ bị bầm tím. Và vết bầm tím cũng có thể là triệu chứng của bệnh này ở giai đoạn rất sớm. Các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường có thể là khát, vết thương lành lâu hơn, cảm thấy mệt mỏi nhanh chóng, thị lực giảm và có những đốm trắng trên da.
Theo CTV Vi Linh/VOV.VN (Brightside)
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Gia tăng bệnh nhân đột quỵ mùa nắng nóng
Khoảng 2 tuần qua, kể từ khi thời tiết chuyển sang nắng nóng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá ghi nhận số lượng người bệnh nhập viện do đột quỵ tăng. Các bác sĩ cảnh báo, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá ghi nhận 973 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 18 ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết, 27 ca tay chân miệng, 6 ca ho gà... Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi-rút phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do vậy, việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Triển khai đợt cao điểm phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm mới được tổ chức, Bộ Y tế đề nghị tất cả các tỉnh, thành phố triển khai đợt cao điểm từ nay đến hết tháng 5/2025 để đấu tranh phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả.

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng
Sáng ngày 10/5, Sở Y tế phối hợp với Hội điều dưỡng tỉnh Thanh Hóa tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 và Hội nghị cập nhật kiến thức trong thực hành lâm sàng, quản lý điều dưỡng.

Cần siết chặt an toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện
An toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân; phục vụ trực tiếp cho cán bộ, nhân viên công tác tại bệnh viện và người nhà bệnh nhân. Thế nhưng, hiện nay, tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, vấn đề này chưa được coi trọng, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, lây nhiễm chéo và phát sinh các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Bảo vệ sức khỏe người bệnh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp phòng tránh nắng nóng, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Cần 25.000 tỷ đồng mỗi năm để khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân
Theo Bộ Y tế, định hướng từ năm 2026 đến năm 2030, toàn bộ người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm, ước tính chi phí khoảng 25.000 tỷ đồng cho 100 triệu dân.

6 ca ghép mô, tạng được thực hiện thành công trong kỳ nghỉ lễ
Ngay trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công 6 ca ghép mô, tạng từ người hiến chết não, giúp nhiều bệnh nhân nguy kịch hồi sinh sự sống.

Bệnh nhi nhập viện tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng mạnh. Bệnh viện đã phải bố trí thêm phòng khám và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.