Nga sắp điều chỉnh học thuyết vũ khí hạt nhân do leo thang mới ở Ukraine
Ngày 1/9 Truyền thông nhà nước Nga dẫn lời Thứ trưởng ngoại giao nước này Sergei Ryabkov cho hay, Nga đang tiến hành sửa đổi học thuyết về cách thức sử dụng vũ khí hạt nhân “trong giai đoạn hiện đại” căn cứ trên những bước leo thang của “phương Tây” ở Ukraine.
Hình ảnh một vụ nổ bom hạt nhân. Nguồn: Ready.gov.
Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS dẫn lời Thứ trưởng Ryabkov phát biểu như sau: "Công việc đã bước sang giai đoạn cao và có ý định rõ ràng sẽ tiến hành những sửa đổi". Theo ông Ryabkov, quyết định này "có mối liên hệ với sự leo thang của các nước phương Tây" trong xung đột Ukraine. Đây là chỉ dấu rõ ràng nhất về việc học thuyết hạt nhân của nước này sẽ được thay đổi.
Học thuyết hạt nhân hiện nay của Nga được Tổng thống Putin đề ra trong một sắc lệnh vào năm 2020, với nội dung nói rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trong tình huống bị đối phương tấn công hạt nhân hoặc Nga gặp phải một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường nhưng đe dọa sự tồn tại của nhà nước Nga.
Cùng ngày 1/9 người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đánh giá quan hệ Nga-Mỹ đang ở mức thấp kỷ lục, cho rằng châu Âu sẽ phải trả giá đắt khi đối đầu với Nga theo lệnh của Mỹ. Trả lời trong một cuộc phỏng vấn người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng Washington liên tục chà đạp lên lợi ích của Moscow và gây sức ép trong nhiều thập niên. Theo ông Peskov, quan hệ Nga-Mỹ đã đi đến "điểm rạn nứt" trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, và bác bỏ ý kiến cho rằng hai bên có thể dần cải thiện quan hệ trong tương lai gần.
Người phát ngôn Điện Kremlin cũng cảnh báo rằng Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải trả giá đắt khi đối đầu với Nga theo lệnh của Mỹ. Ông Peskov chỉ trích Đại diện cấp cao EU về Chính sách đối ngoại và An ninh Josep Borrell vì đã nói rằng Ukraine có "sự ủng hộ hoàn toàn" của EU trong cuộc tấn công vào tỉnh Kursk (Nga).
Trong khi đó, theo một tuyên bố do Bộ Quốc phòng Nga đưa ra vào sáng 1/9 (theo giờ địa phương), các máy bay không người lái đã bị bắn hạ tại hơn 10 khu vực của Nga. Tổng cộng 158 máy bay không người lái (UAV) đã bị bắn hạ hoặc bị đánh chặn bằng chiến tranh điện tử trong một cuộc tấn công quy mô lớn của Ukraine vào lãnh thổ Nga.
Biểu tình lan khắp Israel sau vụ 6 con tin thiệt mạng ở Gaza
Nửa triệu người biểu tình đã tràn xuống các thành phố ở Israel, yêu cầu Chính phủ ngay lập tức ra lệnh ngừng bắn -sau khi phát hiện thi thể của 6 con tin trong đường hầm ở Dải Gaza.
Ủy ban bầu cử Thái Lan bác bỏ thông tin về việc giải tán đảng Vì nước Thái
Ngày 1/9, Chủ tịch Ủy ban bầu cử Thái Lan (ECT) Ittiporn Boonpracong cho biết, ông chưa thấy bất kỳ yêu cầu nặc danh nào về việc giải tán đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) hiện đứng đầu liên minh cầm quyền như các báo cáo trước đó.
Tân Tổng thống Iran nêu các kế hoạch phát triển kinh tế
Trong cuộc phỏng vấn trực tiếp đầu tiên trên truyền hình nhà nước kể từ khi nhậm chức tổng thống vào cuối tháng 7/2024, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã công bố các kế hoạch kế hoạch thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ để thúc đẩy các chiến lược phát triển kinh tế, với mục tiêu tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 4% hiện nay lên 8%, cũng như giảm mạnh tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp hiện đang ở mức hai con số.
Các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam tại các nước
Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024) diễn ra trong bầu không khí trang trọng, hữu nghị tại nhiều nước trên thế giới. Nhiều bạn bè quốc tế bày tỏ tình cảm tốt đẹp và chúc mừng những thành tựu nổi bật của Việt Nam trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế-xã hội và đối ngoại.
Mưa lũ gây thiệt hại lớn tại Ấn Độ và Thái Lan
Mưa lớn tại Ấn Độ và Thái Lan đã làm sạt lở đất và gây lũ lụt khiến hàng chục người tử vong, hư hại nhiều nhà cửa, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở hai nước này.
Serbia thừa nhận khó có thể gia nhập EU vào năm 2028
Ngày 31/8, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic thừa nhận, nước này khó có thể gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2028.
UNICEF thúc đẩy bảo đảm việc mua vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 31/8, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thông báo đã phát hành gói thầu khẩn cấp để đảm bảo việc sở hữu vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox) cho các quốc gia bị khủng hoảng.
Bangladesh có thể yêu cầu Ấn Độ dẫn độ cựu Thủ tướng Sheikh Hasina về nước
Trong bối cảnh làn sóng phản đối bà Hasina ở trong nước tiếp tục kéo dài, cố vấn Đối ngoại của Chính phủ lâm thời Bangladesh Touhid Hossain mới đây cho biết, Bangladesh có thể yêu cầu nước láng giềng Ấn Độ trao trả cựu Thủ tướng Sheikh Hasina.
Thái Lan tổ chức chương trình “Con đường lụa Thái vươn ra thế giới” lần thứ 13
Ngày 31/8, sự kiện “Con đường lụa Thái vươn ra thế giới” - “Thai Silk Road to the World” lần thứ 13 đã diễn ra tại Hội trường Hải quân Hoàng gia Thái Lan tại thủ đô Bangkok với sự tham gia của đại diện nhiều ban ngành Chính phủ và ngoại giao đoàn các nước.
Ấn Độ có khả năng là nơi tổ chức hội nghị hòa bình thứ hai của Ukraine
Ngày 31/8 các nguồn tin cho biết, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đề xuất tổ chức một hội nghị thượng đỉnh hòa bình tại Ấn Độ nhằm chấm dứt xung đột với Nga. Được biết, Tổng thống Zelensky đã đưa ra đề xuất trên với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong chuyến thăm của ông đến Ukraine vào tuần trước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.