Nga Sơn phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, hướng tới phát triển nền nông nghiệp bền vững, những năm gần đây, ngành nông nghiệp huyện Nga Sơn đã có những chuyển biến tích cực. Bước đầu trên đia bàn đã hình thành một số vùng, trang trại, khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cho kết quả khả quan, tạo tiền đề tiếp tục nhân rộng.
Năm 2021, anh Mai Ngọc Biên, ở thôn Lục Sơn xã Nga Giáp đầu tư hơn 400 triệu đồng để xây dựng 1000 m2 nhà màng trồng dưa kim hoàng hậu. Một năm anh Biên có thể trồng 4 lứa dưa, tổng sản lượng đạt 14 tấn. Với giá bán trung bình 30 nghìn đồng/1 kg, 1000 m2 trồng dưa cho thu nhập 400 triệu đồng, trừ chi phí lợi nhuận trên 200 triệu đồng. Từ năm 2019 đến nay, bà con nông xã Nga Giáp đã phát triển được 16 nghìn m2 nhà màng, nhà kính để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, diện tích làm mới đầu năm đến nay gần 7000 m2.

Anh Mai Ngọc Biên chia sẻ "sản xuất trong nhà có lợi thế là không phụ thuộc thời tiết, ít sâu bệnh, nên 1 năm có thể làm 4 vụ, hiệu quả kinh tế cao. Thời gian tới tôi sẽ tiếp tục mở rông mô hình". Ông Nguyễn Hữu Đăng, Chủ tịch UBND xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn cũng cho biết "Hiện chúng tôi đang vận động nhân dân chuyển đổi đất cho nhau, có diện tích đất tập trung thì mới có điều kiện để sản xuất nhà màng, nhà lưới".
Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, huyện Nga Sơn đã vận động, khuyến khích các hộ dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tích tụ đất đai thông qua các hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, góp đất để hình thành vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Đến nay, toàn huyện đã tích tụ được gần 600 ha đất để sản xuất nông nghiệp tập trung. Ngoài chính sách của tỉnh, huyện Nga Sơn đã có chính sách hỗ trợ 70 triệu đồng cho 1.000 m2 nhà màng, nhà kính, hỗ trợ 23 triệu đồng cho 1 hộ có diện tích từ 1.000 m2 trở lên sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.

Hiện toàn huyện có 20 ha nhà màng, nhà kính kết hợp tưới tiết kiệm, phục vụ sản xuất rau, củ, quả, hoa hữu cơ, tập trung ở các xã: Nga Giáp, Nga Thành, Nga Bạch, Nga Phượng, Nga Trung… Cùng với trồng trọt, huyện Nga Sơn cũng đang tích cực áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản. Toàn huyện có trên 25 ha nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, nuôi trong nhà lưới, nhà kính. Năng suất nuôi tôm thẻ trong nhà kính đạt 25-30 tấn 1 vụ; một năm nuôi được 3 vụ. Lợi nhuận trung bình của nông nghiệp công nghệ cao đạt hàng tỷ đồng/1 ha 1 năm. Nông nghiệp công nghệ cao đã giúp người dân tiếp cận phương thức làm ăn, sản xuất mới, hiện đại hơn và cho thu nhập cao hơn.
Cùng với khuyến khích nhân rộng diện tích, huyện Nga Sơn cũng đang chú trọng các phướng án xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tăng cường liên kết tiêu thụ nông sản để đảm bảo đầu ra cho nông dân yên tâm sản xuất, góp phần thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao của huyện ngày phát triển./.

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản
Thời gian qua, cùng với tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nông sản, thực phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng an toàn.

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả
Hiện nay, các xã miền núi của Thanh Hóa có khoảng 11.800 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng cây ăn quả của khu vực ước đạt từ 180 – 200.000 tấn/năm.

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn
Hiện nay, đàn bò sữa của Thanh Hóa có hơn 11.000 con. Năng suất sữa tươi bình quân đạt 20 lít/ngày/con (khoảng 6.000 lít/chu kỳ/con). 6 tháng năm 2025, sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn, tăng 81,6% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Mua hàng trên 5 triệu đồng phải chuyển khoản
Từ đầu tháng 7/2025, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.

Ứng dụng công nghệ – nâng tầm nông sản sạch
Trước yêu cầu chất lượng nông sản ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang trở thành xu hướng tất yếu. Thời gian gần đây, nhiều hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt yêu cầu thị trường.

Ngành Thuế đổi mới mô hình tổ chức, hỗ trợ người nộp thuế
Hiện cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Mô hình này cho phép cơ quan thuế hoạt động gắn chặt với chính quyền địa phương, bao quát toàn bộ nguồn thu, tăng tính chủ động cho ngân sách địa phương.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,6% kế hoạch
Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước từ đầu năm đến ngày 30/6/2025 là trên 268.000 tỷ đồng, đạt 29,6% kế hoạch giao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.