Nga Sơn phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao
(TTV) - Những năm qua, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng phát triển nông nghiệp thông qua việc khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Theo tính toán, nhiều mô hình sau chuyển đổi đã đem lại thu nhập cao gấp 2 đến 3 lần so với sản xuất truyền thống như trước.
![]() |
Đầu năm 2019, gia đình ông Mai Văn Tiến, xóm Bắc Trung, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn đã xây dựng trên 2.500 m2 nhà màng trồng dưa kim hoàng hậu. Việc trồng dưa trong nhà màng có nhiều ưu điểm như; quản lý cây trồng tốt hơn, giảm chi phí do ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm sạch, đầu ra ổn định. mỗi năm gia đình ông có thể trồng được 3 vụ dưa. Sau khi trừ chi phí gia đình thu lãi trên 500 triệu đồng/năm, cao hơn gấp nhiều lần so với sản xuất truyền thống. Ông Mai Văn Tiến, xóm Bắc Trung, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa phấn khởi cho biết bây giờ học hỏi được công nghệ cao nên làm có năng suất hơn. Nếu như trước làm được cỡ tầm 50 triệu thì bây giờ làm có thể lên 80 triệu trong cùng một diện tích.
Khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, huyện Nga Sơn đã đạt mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân thông qua việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng và nhân rộng các mô hình nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, huyện đã tập trung chỉ đạo các xã dồn điền, đổi thửa, tích tụ đất đai, từng bước hình thành cánh đồng mẫu lớn, các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất.
![]() |
Ngoài việc tranh thủ chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện Nga Sơn đã ban hành các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, như; hỗ trợ 70 triệu đồng cho 1.000 m2 nhà màng, hỗ trợ 23 triệu đồng cho 1 hộ có diện tích từ 1.000 m2 trở lên sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Từ chính sách hỗ trợ của huyện, đã khuyến khích nhiều hộ, doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sản xuất.
![]() |
Đến nay, huyện Nga Sơn đã có gần 250.000 m2 nhà màng sản xuất rau, quả, nuôi trồng thủy sản. Tích tụ, tập trung đất đai được 270 ha để sản xuất quy mô lớn, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết các mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn trên địa bàn huyện Nga Sơn đạt trung bình khoảng 200 đến 300 triệu/ha, tăng gấp 2 đến 3 lần so với năm 2017. Ông Vũ Ngọc Phú, Phó Chủ tịch UBND xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: UBND đã chỉ đạo cho 2 hợp tác xã nông nghiệp làm vai trò là bà đỡ cho nông dân đứng ra bao tiêu sản phẩm, đồng thời một số hộ gia đình đã chủ động tìm kiếm thị trường, liên kết các tư thương, các công ty doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Ông Hồ Huy Hoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Nga Thành, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa chi biết thêm: UBND xã đã tạo điều kiện khuyến khích các hộ gia đình không có nguồn lực hoặc không có năng lực để xây dựng thì tạo điều kiện dồn đổi diện tích lại cho những gia đình có năng lực điều kiện để tích tụ sản xuất. Trên các mô hình đó UBND xã cũng đã tập trung xây dựng như kênh mương đường xá để tạo điều kiện thuận lợi liên kết sản xuất.
![]() |
Trong năm 2022, huyện Nga Sơn sẽ mở rộng thêm 4 ha diện tích nhà màng, nhà lưới trồng rau an toàn, tích tụ 104 ha đất sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, hướng tới thành lập các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Huyện Nga Sơn đang tập trung thực hiện tích tụ đất đai, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, người dân xây dựng mối liên kết chặt chẽ và bền vững giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Qua đó nâng cao chất lượng, giá trị trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở địa phương./.
Lan Hương - Văn Tráng - Minh Tâm/ BT/Bản tin Thanh Hóa ngày mới 24.4
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kinh tế Việt Nam vững vàng trong năm 2025 và 2026
Kinh tế Việt Nam sẽ vững vàng trong năm 2025 và năm 2026. Đây là dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á vừa công bố mới đây.

Khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng – Nghi Sơn
Chiều ngày 25/7, tại Cảng quốc tế Nghi Sơn, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công ty CP Tập đoàn MACSTAR tổ chức lễ khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng - Nghi Sơn.

Ổn định lãi suất hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Tính đến tháng 7, dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt trên 247 nghìn tỷ đồng, tăng trên 8% so với cuối năm 2024. Đáng chú ý, tín dụng tiếp tục hướng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.

Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, đảm bảo nguồn cung cho thị trường
Từ đầu năm đến nay, thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc với nhiều loại mặt hàng tăng giá. Đây là tín hiệu vui, đồng thời là cơ hội giúp các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Hơn 15.600 hộ dân được vay vốn chương trình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn
Thực hiện Quyết định số 31/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ gia đình không thuộc hộ nghèo ở các địa phương vùng khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất.

Hơn 58.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay phát triển sản xuất, kinh doanh
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7 đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng thông qua các chương trình ưu dãi, lãi suất cho vay hợp lý, đa dạng các dịch vụ ngân hàng.

Gần 31,6 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng Nghi Sơn
6 tháng đầu năm 2025, khối lượng hàng hóa xếp dỡ qua cảng Nghi Sơn đạt gần 31,6 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ. Kết quả này tiếp tục khẳng định vai trò của cảng Nghi Sơn là trung tâm logistics quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng xuất nhập khẩu của Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.

Cụm công nghiệp tạo việc làm cho gần 40.800 lao động
Thanh Hóa hiện có 115 cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo quỹ đất và hạ tầng sẵn sàng để thu hút các doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh đã thành lập mới 12 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập lên 49 với tổng vốn đăng ký đạt 13.405 tỷ đồng.

Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm gần 80% cơ cấu công nghiệp Thanh Hóa
Những năm gần đây, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của Thanh Hóa tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại. Đến nay, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo - lĩnh vực then chốt trong chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh đạt gần 80%, tăng 4,2% so với năm 2020.

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
Bộ Tài chính vừa có dự thảo tờ trình về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2026.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.