Nga và Trung Quốc chú trọng phát triển quan hệ lên tầm cao mới
Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Nga sẽ là sự kiện trọng tâm trong quan hệ giữa hai nước trong năm 2023. Đây là tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga trong các câu trả lời về hoạt động ngoại giao của nước này trong năm 2022.

Theo hãng tin TASS, ngày 30/1, Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ, trong năm nay, bằng nỗ lực chung, hai nước sẽ củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ song phương. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Liên bang Nga vào mùa Xuân và đây sẽ là sự kiện trọng tâm trong quan hệ giữa hai nước năm nay. Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, ngoại giao lãnh đạo là một phần quan trọng trong việc củng cố quan hệ đối tác toàn diện và chiến lược giữa hai nước. Trong 10 năm qua, hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã có 40 cuộc gặp, trong đó có các chuyến thăm lẫn nhau, tiếp xúc bên lề các hội nghị đa phương, trao đổi quan điểm về tình hình và triển vọng quan hệ song phương, thảo luận chi tiết về các lĩnh vực hợp tác thiết thực, các vấn đề khu vực và quốc tế.
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, hai nước đang có những bước đi tích cực củng cố hệ thống quan hệ quốc tế đa cực. Trong bối cảnh tình hình địa chính trị đang có những chuyển đổi căn bản nhằm duy trì hòa bình và ổn định toàn cầu, giải quyết xung đột khu vực, vượt qua đối đầu và thúc đẩy một chương trình nghị sự thống nhất, Nga và Trung Quốc nỗ lực thực hiện hiệu quả sự phối hợp chính sách đối ngoại.
Để đạt được mục tiêu này, Nga dự định cùng Trung Quốc bảo vệ thẩm quyền của Liên hợp quốc, tăng cường tinh thần đoàn kết và hợp tác trong Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong Nhóm Các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), thúc đẩy hoạt động của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), củng cố vai trò của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), tăng cường hợp tác tại các diễn đàn như Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN như thành tố quan trọng của cấu trúc khu vực ở Đông Á.
Bộ Ngoại giao Nga cũng lưu ý trong năm 2022, kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc tăng hơn 30% và đạt kỷ lục trong khi hợp tác thực tế song phương tiếp tục phát triển trong mọi lĩnh vực. Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn. Trong năm 2023, hai nước hướng tới không chỉ mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 200 tỷ USD vào năm 2024, mà còn đạt những tầm cao mới và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương.

Nga: nguy cơ xảy ra xung đột hạt nhân đang ở mức cao nhất trong vài thập niên
Ngày 22/3, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cảnh báo nguy cơ xảy ra xung đột hạt nhân đang ở mức cao nhất trong hàng chục năm qua.

Israel và Ba Lan ký thỏa thuận chấm dứt khủng hoảng ngoại giao
Quan hệ ngoại giao giữa Tel Aviv và Vác-sa-va đang có những bước tiến vượt bậc khi ngày 22/3, Ngoại trưởng Israel và người đồng cấp Ba Lan ký thỏa thuận ngay lập tức cho phép nối lại các chuyến tham quan, học tập của học sinh Israel về nạn diệt chủng người Do Thái.

Thủ tướng Hàn Quốc lạc quan về triển vọng quan hệ với Nhật Bản
Phát biểu tại một cuộc họp về các vấn đề quốc gia, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo ngày 23/3 nhận định cuộc gặp thượng đỉnh vào tuần trước giữa Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã mở ra triển vọng mới trong quan hệ giữa hai nước.

COVID-19 làm suy yếu phản ứng của tế bào miễn dịch đối với vaccine
Theo một nghiên cứu mới được công bố, các nhà khoa học Mỹ khẳng định rằng virus SARS-CoV-2 có thể làm hỏng phản ứng quan trọng của tế bào miễn dịch.

Bắc Kinh lần đầu giảm dân số sau 20 năm
Tỷ lệ tử vong ở thủ đô Trung Quốc đã vượt qua tỷ lệ sinh vào năm 2022, lần đầu tiên đẩy mức tăng dân số tự nhiên của nước này xuống âm kể từ năm 2003.

Hàn Quốc điều chỉnh mục tiêu cắt giảm khí thải vào năm 2030
Hàn Quốc ngày 21/3 đã điều chỉnh giảm các mục tiêu giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong lĩnh vực công nghiệp vào năm 2030, nhưng vẫn duy trì mục tiêu quốc gia là cắt giảm 40% lượng khí thải so với mức của năm 2018, gọi đây là mức điều chỉnh hợp lý.

Hà Lan cấm nhân viên chính phủ cài ứng dụng TikTok trên điện thoại công
Chính phủ Hà Lan ngày 21/3 ra thông báo những người làm việc trong các cơ quan chính phủ sẽ không được phép cài ứng dụng TikTok trên điện thoại làm việc của họ.

Mỹ khánh thành căn cứ quân sự thường trực đầu tiên ở Ba Lan
Mỹ ngày 21/3 đã khánh thành căn cứ quân sự thường trực đầu tiên ở Ba Lan. Lực lượng đồn trú thường trực của Mỹ đóng tại thành phố Poznan, miền Tây Ba Lan. Đây là lực lượng đồn trú thường trực thứ 8 của Mỹ ở châu Âu.

Nga: Mỹ, Anh, Pháp và Đức không thể làm trung gian hòa giải về Ukraine
Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Nga ngày 21/3 cho biết, Mỹ, Anh, Pháp và Đức không thể có vai trò trung gian hòa giải trung lập trong tiến trình hòa bình ở Ukraine, vì họ có liên quan đến cuộc xung đột với Nga. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga được đưa ra nhằm phản ứng với đề xuất của cựu Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich, Wolfgang Ischinger, về việc thành lập một nhóm liên lạc về Ukraine để khởi động tiến trình hòa bình. Theo ý kiến của ông Ischinger, bốn nước trên nên tham gia vào nhóm liên lạc này.

Nga - Trung Quốc tăng cường quan hệ đối tác toàn diện
Tối 21/3 (giờ Việt Nam), Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm chính thức tại Điện Kremlin, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Moskva. Cuộc hội đàm giữa hai bên diễn ra thành công, với việc hai bên ký nhiều văn kiện quan trọng, tạo cơ sở cho quan hệ Nga - Trung phát triển mạnh trong thời gian tới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.