Ngăn dịch bệnh bùng phát mùa đông xuân
Tại Việt Nam, tình hình dịch cúm A được nhận định là đang đỉnh dịch, nhất là ở trẻ em. Miền Bắc đang bước vào đỉnh dịch cúm A với số ca mắc tăng cao, nhất là trẻ em. Bộ Y tế đang tập trung các giải pháp ngăn dịch bệnh bùng phát trong mùa đông - xuân này, cùng với đó là sẵn sàng các giải pháp chủ động ứng phó nếu COVID-19 quay trở lại.
Dấu hiệu cảnh báo lúc đầu của cúm là sốt, nhức đầu, đau người, chảy nước mũi, ho, hắt hơi… Bác sỹ khuyến cáo, khi trẻ có biểu hiện nặng, như thở khò khè, khó thở, co giật cần đưa ngay đến cơ sở y tế. Và đặc biệt lưu ý là không tự ý điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc kháng virus.
Dịch cúm năm nay không diễn biến bất thường như năm ngoái nhưng vẫn nên cẩn trọng phòng bệnh cho trẻ nhỏ và trong chăm sóc trẻ khi mắc cúm để tránh biến chứng. Cúm mùa là một bệnh hô hấp đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Còn với người cao tuổi, sau nhiễm cúm, người cao tuổi có thể tăng gấp 8 lần nguy cơ đột quỵ, gấp 10 lần nguy cơ nhồi máu cơ tim. Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là, đồng thời cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân. Tốt nhất vẫn là tiêm vaccine phòng cúm mùa mỗi năm 1 lần khi sức khỏe bình thường.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát hiện và điều trị bệnh tan máu bẩm sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh hay Thalassemia là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về máu mà chưa có thuốc đặc trị, ước tính mỗi năm Việt Nam phải chi đến hàng ngàn tỷ đồng và hàng triệu đơn vị máu an toàn để điều trị tối thiểu cho các bệnh nhân mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Hiện nay, ngành y tế đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật, thiết bị máy móc hiện đại để phát hiện sớm, phòng ngừa và điều trị bệnh Thalassemia hiệu quả.
Đầu tư thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực khám và điều trị bệnh
Trong xã hội hiện đại, khoa học công nghệ ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình đối với sự phát triển của đất nước. Đối với ngành y, một ngành khoa học có vai trò, nhiệm vụ đặc biệt cao cả, đó là chăm sóc sức khỏe cho người dân thì việc áp dụng khoa học công nghệ trong khám và điều trị cho bệnh nhân càng đóng vai trò quan trọng.
96,8% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá
Theo thống kê của ngành Y tế, tại Việt Nam có 25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá lên đến 96,8%.
Tạm dừng bán, sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khoẻ Babistar ZinC
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa thông báo đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Babistar ZinC.
Dấu hiệu cảnh báo tắc ruột
Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa phổ biến. Nếu không được điều trị kịp thời, tắc ruột có thể gây nhiều biến chứng như hoại tử đường ruột, thậm chí dẫn tới tử vong.
Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo số ca bệnh lao cao kỷ lục
Trong báo cáo toàn cầu về bệnh lao mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, năm 2023 thế giới ghi nhận 8,2 triệu ca mắc bệnh lao mới, mức cao nhất kể từ khi căn bệnh này được theo dõi năm 1995.
Thanh Hóa tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai có hiệu quả các biện pháp tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Bổ sung bác sĩ trẻ về 26 huyện khó khăn, biên giới
Bộ Y tế và Trường Đại học Y Hà Nội vừa tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp và bàn giao 42 bác sĩ trẻ tốt nghiệp khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa 1 về các vùng khó khăn theo dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” của Bộ Y tế.
Bộ Y tế chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở làm đẹp
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu chấn chỉnh hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật, tạo hình, thẩm mỹ và cơ sở làm đẹp.
Nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở khám, chữa bệnh. Tại Thanh Hóa, những năm gần đây, các bệnh viện đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.