Ngân hàng phải cắt giảm lương thưởng để hạ lãi suất cho vay
Thống đốc NHNN yêu cầu các ngân hàng tiết giảm chi phí hoạt động bằng cách giảm lương thưởng, lợi nhuận, từ đó có nguồn lực giảm lãi suất cho vay.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020.
Hiện nay, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và khó lường trên thế giới có thể đẩy kinh tế suy thoái sâu và tác động nặng nề đến kinh tế trong nước.
Thị trường trong nước cũng đang phải ứng phó với tình hình tái dịch, nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng. Những diễn biến này tiếp tục ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngành ngân hàng.
Các ngân hàng tiết giảm chi phí hoạt động bằng cách giảm lương thưởng, lợi nhuận, từ đó có nguồn lực giảm lãi suất cho vay. (Ảnh minh họa: KT) |
Để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất kinh doanh, Thống đốc Lê Minh Hưng yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) cập nhật kịp thời thông tin về dịch Covid-19 và thực hiện đầy đủ biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt trong mọi trường hợp.
Các ngân hàng được yêu cầu tiếp tục mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực ưu tiên và có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
Đồng thời, chủ động cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản; kiểm soát tín dụng với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp…
Thống đốc cũng yêu cầu các ngân hàng tiết giảm chi phí hoạt động bằng cách giảm lương thưởng, lợi nhuận, từ đó có nguồn lực giảm lãi suất cho vay thực chất với cả khoản vay hiện hữu và vay mới để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.
Với các công ty tài chính, Agribank được yêu cầu triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng tiêu dùng với lãi suất hợp lý hỗ trợ người dân, nhưng vẫn phải chấp hành các quy định và chỉ đạo trong hoạt động cho vay.
Đối với hoạt động cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, Thống đốc yêu cầu tiếp tục triển khai có hiệu quả phương án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu đến năm 2020 đã được phê duyệt. Trong đó, tập trung xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm đi kèm và hạn chế nợ xấu phát sinh, lành mạnh hóa tài chính, tăng vốn điều lệ.
Các TCTD cũng phải chấp hành nghiêm quy định về an toàn kho quỹ, giám sát, kiểm tra nội bộ; ngăn chặn sai phạm trong quản lý tiền tệ, kho quỹ... Chủ động có biện pháp phòng chống tiêu cực, trộm cướp tại các chi nhánh, phòng giao dịch.
Theo VOV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân
Tổng cục Thống kê cho biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã có tác động tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Trong năm 2024, các doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.
Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng
Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.
Hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ
Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực hợp tác, vận động viện trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhằm tăng cường, huy động mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Năm 2024 Thanh Hóa thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong năm 2024, toàn tỉnh đã thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 19 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký trên 12.960 tỉ đồng và 477,9 triệu USD, gấp 1,43 lần về số dự án và tăng 25,1% về vốn đăng ký so với năm 2023; có 9 dự án điều chỉnh tăng với số vốn 63,2 triệu USD; 01 dự án điều chỉnh giảm với số vốn 21,5 triệu USD.
Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2024 sơ bộ đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so năm trước, vượt hơn gấp đôi chỉ tiêu phấn đấu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 (+6%). Mặc dù nhập khẩu cũng tăng mạnh, nhưng xuất khẩu đã giúp cán cân thương mại duy trì mức thặng dư lớn 24,77 tỷ USD. Đây là năm thứ 9 liên tiếp cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt xuất siêu.
Tập trung gieo cấy, bảo vệ sản xuất vụ xuân 2025
Cùng với thu hoạch các cây màu vụ đông, hiện nay bà con nông dân tỉnh Thanh Hóa đang tập trung sản xuất vụ Chiêm xuân 2025. Hiện các địa phương đã gieo cấy trên 20% diện tích lúa xuân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.