Ngân hàng thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP của Thái Lan
Ngân hàng thế giới đã điều chỉnh mức tăng GDP của Thái Lan năm 2019 từ 3,5% xuống còn 2,7%.
Trong khi đó dự báo năm 2020 mức tăng GDP của nước này giảm xuống 2,9% so với con số 3,9% được đưa ra trước đó.
Đại diện Ngân hàng thế giới cho biết, các yếu tố khiến GDP của Thái Lan giảm xuống vì năm nay, nước này vừa trải qua một đợt hạn hán tồi tệ. Ngoài ra, chính phủ đã phân bổ ngân sách đầu tư công tương đối thấp trong khi các biện pháp kích thích nền kinh tế chưa thực sự mang lại hiệu quả.
![]() |
Ngân hàng thế giới hạ dự báo tăng trưởng GPD của Thái Lan. (Ảnh: Bloomberg) |
Một nguyên nhân khác đó là căng thẳng trong tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm suy yếu ngành xuất khẩu của Thái Lan. Đồng nội tệ của Thái tăng giá mạnh nhất trong vòng 6 năm qua cũng làm ảnh hưởng tới việc phát triển các ngành xuất khẩu và du lịch. GDP của Thái Lan đã tăng trưởng 2,3% trong quý 3 năm nay. Tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á được dự báo lần lượt là 2,9% và 3% vào năm 2020 và 2021.
Đầu tháng 10, chính phủ Thái Lan cũng đã thông qua gói ngân sách trị giá 106 tỷ USD cho năm tài khoá 2020 nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm./.
Quang Trung/VOV-Bangkok
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hộ kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử
Nghị định 70/2025 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định việc áp dụng hóa đơn điện tử đối với tất cả hộ và cá nhân kinh doanh.

Doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa ứng phó với cuộc chiến thương mại
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là chính sách thuế quan của Mỹ mới đây, các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa đang khẩn trương triển khai các biện pháp thích ứng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực.

Doanh nghiệp FDI tin tưởng môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều biến động, các doanh nghiệp FDI đã quyết định đầu tư tại Việt Nam hiện vẫn kiên định với kế hoạch đầu tư của mình.

Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Với sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, những năm qua, Thanh Hóa đã xây dựng được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng nông sản hiệu quả. Đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm
Dự án đường bộ ven biển, đường 512 nối cao tốc Bắc Nam với Quốc lộ 1A; dự án đường W5 thuộc dự án đô thị động lực Nghi Sơn là ba trong số các dự án giao thông trọng điểm đang triển khai tại Thanh Hóa. Hiện nhà thầu đang tập trung phương tiện, nhân lực đẩy nhanh tiến độ các dự án này.

Tập trung cấp nước phục vụ sản xuất
Do thời tiết nắng nóng, xâm nhập mặn diễn ra tại nhiều địa phương, nên để đảm bảo cấp đủ nước cho hơn 112.000 ha lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ, các đơn vị thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động đắp đập, dự trữ nước trên kênh và vận hành tối đa các trạm bơm tưới khi điều kiện cho phép.

4 tháng đầu năm, Thanh Hoá thu ngân sách ước đạt 16.307 tỷ đồng
4 tháng đầu năm 2025 tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hoá ước đạt 16.307 tỷ đồng, bằng 35,8% dự toán.

Tỉnh Thanh Hóa thu 8.390 tỷ đồng từ hoạt động du lịch
Lũy kế 4 tháng đầu năm, tỉnh Thanh Hoá đã đón hơn 5,2 triệu lượt khách du lịch với tổng doanh thu ước đạt 8.390 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ tháng 4/2025 đạt hơn 17.000 tỷ đồng
Tháng 4/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 17.198 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ.

Hiệu quả kinh tế từ trồng cây dong riềng
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 230 ha cây dong riềng. Đây là cây trồng được đánh giá thích hợp với thổ nhưỡng ở một số huyện miền núi do chịu hạn tốt, phù hợp với đất đồi dốc và cho năng xuất, hiệu quả kinh tế cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.