Ngân hàng thúc đẩy chuyển đổi số trong bối cảnh dịch bệnh
(TTV)- Chuyển đổi số không còn là xu hướng mà là yêu cầu bắt buộc đối với lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, các giao dịch ngân hàng điện tử tại Thanh Hóa càng diễn ra sôi động và trở nên phổ biến, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở các ngân hàng nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, mang lại cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp những trải nghiệp về dịch vụ ngân hàng số hiện đại, tiện ích, có tính bảo mật cao.
Đến ngân hàng giao dịch tiền gửi, bà Phạm Thị Dung được nhân viên ngân hàng tư vấn sử dụng ứng dụng ngân hàng số tích hợp nhiều dịch vụ giao dịch tiện ích. Theo bà Dung, đây là một trải nghiệm mới mẻ đối với cá nhân, nhất là ứng dụng ngân hàng số cho phép khách hàng thực hiện gần như tất cả các khâu trong quy trình sử dụng dịch vụ.
![]() |
Tại ngân hàng này, các nghiệp vụ như mở tài khoản thanh toán, mở sổ tiết kiệm, định danh khách hàng điện tử, phân tích dữ liệu… đã được số hóa một cách toàn diện. Ngoài số hóa kênh giao tiếp khách hàng, ngân hàng cũng tiến hành tự động hóa các quy trình nội bộ và thu được hiệu quả vượt trội: hạn chế các thao tác thủ công xuống còn 20%, cải thiện tốc độ xử lý lên gấp 30 lần, tiết kiệm thời gian và nâng cao độ chính xác.
![]() |
Khảo sát của Ngân hàng Nhà nước tại các ngân hàng thương mại cho thấy, số hóa giúp các ngân hàng tiết kiệm từ 60-70% chi phí và một khi đã tiếp cận với số hóa, các ngân hàng có xu hướng tiếp cận ngày càng sâu hơn với dịch vụ ngân hàng số, tích hợp đa chiều trong cung ứng dịch vụ tài chính trọn gói. Tại Thanh Hóa, các ngân hàng thương mại đang trong giai đoạn thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, đặc biệt là khai thác tiềm năng từ phân khúc khách hàng chưa tiếp cận được dịch vụ ngân hàng số. Trong đó, phương thức xác thực điện tử đang được nhiều ngân hàng đưa vào ứng dụng, khách hàng có thể mở tài khoản mới ngay trên điện thoại di động, máy tính cá nhân mà không phải xếp hàng chờ đợi, không phải điền vào quá nhiều biểu mẫu, giấy tờ. Nhiều ngân hàng ghi nhận tỷ lệ vượt trội các giao dịch được thực hiện trên nền tảng số.
![]() |
Theo Hồng Ngọc –Đức Anh/Thời sự tối 6/12/2021
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại
Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay
Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.

Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 8%
Theo nhận định của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, mặc dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng, hướng tới đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025.

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị nuôi trồng thủy sản
Trong nuôi trồng thủy sản, tôm là con nuôi có giá trị hàng hóa lớn, mang lại thu nhập cao. Để giảm thiểu các rủi ro, các hộ nuôi tôm ở Thanh Hóa đã đầu tư nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nhằm quản lý, kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, dịch bệnh và nâng cao năng suất, sản lượng tôm.

Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7
Nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa và huy động sự tham gia đồng bộ, thống nhất từ các địa phương, Bộ Y tế sẽ triển khai Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng, chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.