ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất, gửi tiền ở đâu nhận lãi cao nhất?

Lãi suất tiền gửi tại nhiều ngân hàng đồng loạt tăng. Không chỉ nhóm ngân hàng quy mô vừa và nhỏ, các "ông lớn" quốc doanh cũng đã tham gia vào cuộc đua này.

31/07/2022 09:19

Tăng lãi suất lâu nay vẫn được coi là cuộc đua của các ngân hàng tư nhân, còn 4 ngân hàng TMCP Nhà nước (Big 4) thường đứng ngoài cuộc. Tuy nhiên, tình thế đã đảo ngược khi mới đây, "cuộc đua" này có sự tham gia của một số cái tên trong Big 4.

Ngân hàng lớn cũng mạnh tay nâng lãi suất

Vietcombank, sau một năm "kìm nén" thì mới đây đã điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi. Với hình thức gửi tại quầy, ngân hàng này đã tăng 0,1% lãi suất ở hầu hết kỳ hạn còn hình thức gửi online tăng 0,2%. Mức lãi suất cao nhất hiện nay tại ngân hàng này là 5,8%/năm cho kỳ hạn 12 tháng gửi online.

Như vậy, với lần điều chỉnh này, lãi suất huy động tại Vietcombank đã lên mức tương đương với 3 ngân hàng quốc doanh còn lại. Trước đó, BIDV và Agribank cũng có bước điều chỉnh lãi suất tăng nhẹ 0,1%/năm ở các kỳ hạn dài. Lãi suất cao nhất tại 2 ngân hàng này hiện áp dụng ở mức 5,6%/năm.

Ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất, gửi tiền ở đâu nhận lãi cao nhất? - Ảnh 1.

Các ngân hàng quốc doanh cũng nhập cuộc tăng lãi suất (Ảnh: Tiến Tuấn).

Mặc dù đã có điều chỉnh tăng, mức lãi suất huy động tại các ngân hàng lớn này vẫn thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động tại các ngân hàng quy mô vừa, nhỏ.

Kể từ đầu năm tới nay, "sóng" tăng lãi suất liên tục được ghi nhận. Báo cáo của Công ty Chứng khoán VNDirect nhận xét lãi suất tiền gửi thực tế đã tăng trở lại kể từ tháng 5.

TPBank, sau thời gian dài đứng ngoài cuộc đua tăng lãi suất cũng tăng lãi suất tiền gửi thêm 0,2% ở hầu hết kỳ hạn. Lãi suất cao nhất dành cho các khoản tiền gửi cá nhân tại ngân hàng này là 6,2%/năm.

Còn HDBank tăng mạnh lãi suất tiền gửi online kỳ hạn 12 tháng từ mức 5,95%/năm lên 7,1%/năm. Tương tự với kỳ hạn 13 tháng, từ 6,1% lên 7,15%.

Eximbank cũng có bước tăng mạnh khi lãi suất thêm 1% lên mức 6,5% cho kỳ hạn 12 tháng, các kỳ hạn ngắn từ 1-3 tháng được điều chỉnh tăng 0,5% lên mức kịch trần 4%/năm.

ACB cũng là một trong những ngân hàng điều chỉnh lãi suất mạnh nhất trong 2 tháng vừa rồi. Tại quầy, nhà băng này tăng 0,9%/năm cho kỳ hạn 1 và 9 tháng, tăng 0,6%/năm cho kỳ 3 và 12 tháng, tăng 0,8%/năm đối với kỳ 6 tháng. Với khách hàng giao dịch online, lãi suất tiết kiệm được nâng 0,3 điểm phần trăm cho kỳ 6 và 12 tháng, tăng thêm 0,5%/năm cho kỳ 9 tháng.

Khảo sát lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 12 tháng cho thấy phạm vi lãi suất tiền gửi tại quầy đang dao động từ 5,5% đến 7,3%/năm. Còn với tiền gửi online, mức lãi suất dao động từ 5,3% đến 7,3%.

Lãi suất tiền gửi 12 tháng tại một số ngân hàng (Đơn vị: %/năm)

Hiện "quán quân" về lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại quầy và online vẫn là SCB, với 7,3%/năm. Với các kỳ hạn gửi 18 tháng trở lên, lãi suất tiền gửi tại SCB lên đến 7,55%/năm.

"Vũ khí bí mật" của ngân hàng suy giảm, tiền gửi khách hàng có kỳ hạn tăng

Làn sóng miễn phí giao dịch hồi cuối năm 2021 với sự tham gia của Big 4 đã tạo ra cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn cho toàn ngành ngân hàng quý đầu năm nay. Với các ngân hàng, việc thu hút tiền gửi không kỳ hạn tạo ra nguồn vốn giá rẻ.

Ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất, gửi tiền ở đâu nhận lãi cao nhất? - Ảnh 2.

Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại các hầu hết ngân hàng đều tăng mạnh so với thời điểm đầu năm (Ảnh: Tiến Tuấn).

Thời điểm hết quý I, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại các hầu hết ngân hàng đều tăng mạnh so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, làn sóng tăng lãi suất hơn 2 tháng trở lại đây dường như lại "kìm chân" cuộc đua này.

Báo cáo tài chính quý II của nhiều ngân hàng sớm công bố cho thấy CASA có xu hướng giảm.

Techcombank - nhà băng dẫn đầu miễn phí giao dịch đã nhiều năm hái "trái ngọt" nhờ chính sách này - ghi nhận CASA quý II là 47,5%, giảm so với mức 50,5% hồi đầu năm dù quý I trước đó vẫn tăng tích cực.

Các nhà băng khác ghi nhận CASA đến hết ngày 30/6 giảm so với hồi đầu năm gồm TPBank, VPBank, MB, VIB, Sacombank, LienVietPostBank, PGBank, ACB. Một số ngân hàng khác có CASA tăng song mức tăng thấp hoặc gần như đi ngang là Vietcombank, ABBank, Bac A Bank, VietinBank.

Tuy nhiên, tiền gửi khách hàng có kỳ hạn lại tăng mạnh. Đến hết quý II, trong nhóm nhà băng công bố báo cáo tài chính, 3 đơn vị ghi nhận tiền gửi có kỳ hạn tăng "khủng" nhất là VPBank (27%), tại TPBank (19,5%), VIB (16,82%).

Các ngân hàng MB, Vietcombank, Techcombank, ABBank, Bac A Bank, Sacombank, LienVietPostBank, MSB, ACB, Eximbank, VietinBank, OCB cũng ghi nhận tăng trưởng dương ở khoản mục này. Hiện chỉ có 2 ngân hàng ghi nhận tiền gửi khách hàng có kỳ hạn giảm là NCB giảm 4,06% và PGBank giảm 1,04%.

Còn theo thống kê gần nhất của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 5 năm nay có gần 11,4 triệu tỷ đồng được các tổ chức kinh tế và dân cư gửi tại ngân hàng. Theo đó, tổng số dư tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư tại các tổ chức tín dụng đạt gần 5,569 triệu tỷ đồng, tăng 5,07% so với cuối năm 2021. Trong khi đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt khoảng 5,806 triệu tỷ đồng, tăng 2,86%.

T.S Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính, nhận định việc lãi suất tiền gửi tăng là nguyên nhân chính khiến tiền gửi vào ngân hàng ngày càng tăng.

Dù vậy, ông lưu ý thêm xu hướng đổ về kênh tiền gửi ngân hàng cũng diễn ra trong bối cảnh các kênh đầu tư "nóng" trước đó dần hạ nhiệt. Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong quý II, giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân đạt hơn 17.113 tỷ đồng, giảm 20,02% so với cùng kỳ năm 2021.

Kênh trái phiếu cũng bị ảnh sau nhiều động thái vĩ mô nhằm siết thị trường. Báo cáo của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho biết, tháng 6 có một đợt phát hành trái phiếu quốc tế và 44 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, dù đã tăng so với các tháng trước nhưng vẫn thấp so với mặt bằng năm 2021.

Lãi suất có còn tiếp tục tăng?

Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDirect, nhận xét lãi suất huy động dần thiết lập mặt bằng mới, nhưng có sự phân hóa giữa các nhóm ngân hàng.

Theo bà, nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước chi phối có mức tăng không đáng kể, hiện vẫn duy trì lãi suất huy động thấp nhất trên thị trường khi lãi suất kỳ ngắn dưới 12 tháng không vượt quá 4%/năm, các kỳ hạn dài cũng chỉ dao động trong khoảng 5,3-5,6%/năm.

Ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất, gửi tiền ở đâu nhận lãi cao nhất? - Ảnh 3.

Lãi suất huy động đang dần thiết lập mặt bằng mới, nhưng có sự phân hóa giữa các nhóm ngân hàng (Ảnh: Tiến Tuấn).

Trong khi đó, nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân có mức tăng mạnh hơn, khi mức lãi suất cao nhất đã tăng trên 7%/năm ở một số kỳ hạn dài.

Bà dự báo lãi suất huy động có thể tăng trở lại trong quý IV. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng có vốn Nhà nước chi phối có thể tăng lên 6-6,2%/năm vào cuối năm, dù vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7%/năm.

T.S Nguyễn Đức Độ cũng đồng tình lãi suất từ giờ đến cuối năm sẽ còn tiếp tục tăng, tuy nhiên mức tăng không mạnh. "Các ngân hàng đã sử dụng tương đối nhiều phần room tín dụng được cấp, nên nhu cầu cho vay từ giờ đến cuối năm không lớn như nửa đầu năm. Điều này dẫn đến nhu cầu huy động vốn của ngân hàng không lớn", ông nói.

Ông Độ lưu ý thêm, lạm phát tăng không quá cao nên áp lực huy động không lớn đến mức các ngân hàng phải tăng mạnh lãi suất huy động.

Nguồn: dantri.com.vn

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

FDI vào Việt Nam vượt 15 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

FDI vào Việt Nam vượt 15 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

07:51 , 03/07/2024

Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến cuối tháng 6/2024, bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 15 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Các đơn vị kinh doanh thực phẩm ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Các đơn vị kinh doanh thực phẩm ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh

14:48 , 02/07/2024

Những năm gần đây, nhiều đơn vị kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động ứng dụng thương mại điện tử. Qua đó nhằm thay đổi phương thức điều hành, quy trình kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 29,2 tỷ USD

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 29,2 tỷ USD

08:38 , 02/07/2024

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Thặng dư thương mại toàn ngành nông nghiệp đạt khoảng 8,28 tỷ USD, tăng 62,4%.

Các loại tiền lương, trợ cấp từ ngày 1/7 sẽ đồng loạt tăng như thế nào?

Các loại tiền lương, trợ cấp từ ngày 1/7 sẽ đồng loạt tăng như thế nào?

08:32 , 02/07/2024

Từ ngày 1/7, các loại tiền lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội đều được điều chỉnh tăng lên.

Giảm từ 10-50% cho 36 khoản phí, lệ phí từ ngày 1/7/2024

Giảm từ 10-50% cho 36 khoản phí, lệ phí từ ngày 1/7/2024

08:18 , 02/07/2024

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 43 ngày 26/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Quản lý thuế hoạt  động kinh doanh thương mại điện tử

Quản lý thuế hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

09:21 , 01/07/2024

Những năm gần đây, hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh phân phối quan trọng, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân và góp phần phát triển các dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán điện tử. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động này cũng đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý thuế. Chính vì vậy, ngành thuế Thanh Hóa đang tăng cường các giải pháp quản lý đối với hoạt động này trên địa bàn tỉnh.

Ngành tôm có thể khó khăn đến hết năm 2024

Ngành tôm có thể khó khăn đến hết năm 2024

08:53 , 01/07/2024

Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nhu cầu tiêu thụ tôm thế giới năm nay vẫn yếu nhưng nguồn cung vẫn sẽ rất dồi dào, nên giá tôm sẽ rất khó tăng mạnh trở lại.

Xử lý 293 vụ việc vi phạm hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại

Xử lý 293 vụ việc vi phạm hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại

08:00 , 01/07/2024

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hoá, trong tháng 6 năm 2024, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã kiểm tra, xử lý 293 vụ vi phạm trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 15,9 tỷ đồng.

Đóng điện thành công Dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Thanh Hóa

Đóng điện thành công Dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Thanh Hóa

20:45 , 30/06/2024

Vào lúc 11 giờ 48 phút ngày 30/6, tại trạm biến áp 500kV thuộc địa bàn xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, Ban Quản lý Dự án các công trình điện miền Bắc phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đóng điện thành công Dự án đường dây 500kV mạch 3, đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Thanh Hóa. Đây là dự án thành phần đầu tiên của dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đi Phố Nối, tỉnh Hưng Yên được đưa vào vận hành, đúng yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng cao giá trị sản xuất ngành trồng trọt

Nâng cao giá trị sản xuất ngành trồng trọt

16:01 , 30/06/2024

Là một trong những lĩnh vực chủ chốt của ngành nông nghiệp, 6 tháng đầu năm 2024, trồng trọt của Thanh Hóa tiếp tục có nhiều chuyển biến rõ nét.