"Ngàn năm mây trắng": Một thử nghiệm chưa từng có trên sân khấu Việt Nam
Lần đầu tiên trên sân khấu Việt Nam sẽ có một vở kịch lấy cảm hứng từ nàng Tô Thị, hòn Vọng Phu mà có sự kết hợp độc đáo giữa 4 loại hình sân khấu truyền thống: cải lương, chèo, xẩm và hát văn Huế.
Nàng Tô Thị, hòn Vọng Phu đi vào kịch hát
Năm 1997, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ thăm, chiêm bái tượng đá Nàng Tô Thị và ông đã viết bài thơ “Trước nàng Tô Thị”: “Sau ngàn năm, sau vạn năm/ Tôi theo câu hát xa xăm tìm về/ Nẻo đường hun hút sơn khê/ Vẳng trong gió núi vỗ về lời ru/ Chiều nao khói lửa mịt mù/ Ôm con nàng ngóng chinh phu cuối trời…”. Bài thơ tiếp tục là cảm hứng, là tứ để ông viết kịch thơ “Ngàn năm mây trắng” vào đầu năm 2019.
![]() |
Theo PGS Nguyễn Thế Kỷ, lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã có vô vàn hòn Vọng Phu. Đó là người vợ chờ chồng nơi chiến trận trở về; chờ chồng đi biển nhưng bặt vô âm tín; chờ chồng đi làm ăn buôn bán phương xa; chờ chồng đi sứ, đi ra nước ngoài hay một số lý do, hoàn cảnh nào đó…
Trong đó, sự tích (hay truyền thuyết) chờ chồng nơi chiến trận, nỗi niềm chinh phụ - chinh phu vẫn tiêu biểu và điển hình hơn cả. Cũng vì vậy, trong nhóm các sự tích về hòn Vọng Phu thì sự tích (truyền thuyết) về nàng Tô Thị mang tính điển hình rất cao, ý nghĩa nhân văn sâu sắc, muôn đời lay động lòng người.
Câu chuyện về nàng Tô Thị và hòn Vọng Phu trong “Ngàn năm mây trắng” được PGS Nguyễn Thế Kỷ lý giải ở một góc độ khác. Người chiến binh có thể hy sinh về hòn tên mũi đạn của quân thù nhưng cũng có thể chết trong tay người em kết nghĩa của mình. Vì danh lợi, vì dục vọng mà người em đã bị quân thù mua chuộc và tự tay giết chết anh trai. Vở kịch thơ đã được NSND Thanh Ngoan và NSND Triệu Trung Kiên cùng kết hợp dàn dựng.
PGS Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ: “Chúng tôi không kì vọng “Ngàn năm mây trắng” là một tác phẩm đại diện cho sân khấu đương đại đặt ra những vấn đề to tát của cuộc sống chỉ muốn nói bên cạnh cái đẹp, cái tốt thì cái xấu, cái ác cũng luôn song hành. Mong muốn hơn cả đó là làm sao dàn dựng được một tác phẩm nghệ thuật giới thiệu được cùng lúc nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống một cách hợp lý”.
Sự kết hợp độc đáo giữa 4 loại hình âm nhạc truyền thống
Đóng góp lớn nhất của vở diễn chính là ê-kíp sáng tạo đã tạo ra nhiều không gian mang nhiều tính kể chuyện tự sự và mỗi không gian ấy được tái hiện bằng một loại hình nghệ thuật truyền thống riêng là cải lương, chèo, hát xẩm, hát văn...
Theo chân nàng Tô Thị đi tìm chồng là những không gian, những câu chuyện được kể lại mang tính tự sự và mỗi không gian được xử lý dưới một hình thức sân khấu riêng của từng loại hình sân khấu truyền thống. Khi nàng Tô Thị được tin chồng hy sinh qua lời kể của người em kết nghĩa được các nghệ sĩ cải lương thể hiện với những làn điệu độc đáo như: Chiêu quân, Vọng cổ, Lý chiều chiều, Hoài cổ.
Nàng Tô Thị lang thang đi tìm chồng ở một vùng sơn cước và gặp một gánh hát chèo được ông trùm gánh hát chèo kể lại câu chuyện về một người tưởng như là chồng nàng bằng hình thức sân khấu chèo dân gian với những làn điệu chèo cực độc đáo như: Vỉa ngâm, Lẩy Kiều ,Bản Tiểu.
Không gian thứ ba được thể hiện là Tô Thị đến một vùng cao gặp một bà già hát rong cùng một đứa bé và lại được nghe kể về một người đồn là chồng nàng với những làn điệu xẩm như: Xẩm ba bậc, Xẩm chợ, Ngâm sa mạc… Không gian cuối cùng là ngôi đền Tứ Phủ khi nàng và Trương Lỗ tới thì gặp cô Đồng với những làn điệu hát văn Huế như: Trống quân, Hát Tử vi…
NSND Triệu Trung Kiên cho biết: “Sau khi được mời dàn dựng kịch thơ “Ngàn năm mây trắng”, tôi với nghệ sĩ Thanh Ngoan đã ngay lập tức phải tìm ý tưởng dàn dựng. Từ đặc thù chuyên môn của Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam với cơ cấu gồm Đoàn Ca nhạc mới và Đoàn Ca nhạc dân tộc, trong đó, Đoàn Ca nhạc dân tộc lại có đủ các loại hình âm nhạc truyền thống nên “Ngàn năm mây trắng” sẽ là vở kịch hát mà phần “hát” ở đây sẽ là âm hưởng của các loại hình cải lương, chèo, hát xẩm và hát văn Huế.
Khi xem “Ngàn năm mây trắng” người xem trong nước và quốc tế sẽ có trải nghiệm thú vị khi cùng lúc được thưởng thức nhiều loại hình âm nhạc và nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Cùng với đó là chất liệu dân gian được thấm đẫm trong âm nhạc và mỹ thuật của vở diễn.
Về thiết kế mỹ thuật, chúng tôi và họa sỹ Hồng Vân đã thống nhất lấy những hình ảnh mang phong cách tranh dân gian Việt Nam từ một chiếc đèn kéo quân để diễn tả không gian, thời gian của các lớp kịch. Phương pháp sân khấu tự sự phương Đông là chủ đạo để chúng tôi xây dựng nên một tác phẩm sân khấu mang âm hưởng dân gian đương đại nhằm tôn vinh những nét đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam.
Nổi lên rõ nhất, chủ đề chính của vở ca kịch là ca ngợi những chiến binh Việt Nam dũng cảm đã lấy máu mình bảo vệ giang sơn của Tổ quốc. Đặc biệt ca ngợi tấm lòng thủy chung, hiền hậu, đảm đang, nhân ái của người phụ nữ Việt.
NSƯT Quang Khải - người đảm đương vai Trương Lỗ chia sẻ: “Bản thân chúng tôi cũng không thể ngờ rằng cải lương, chèo, hát xẩm, hát văn Huế lại có thể hoà quyện với nhau trong một vở diễn nhuần nhuyễn và ngọt đến thế. Không có một rào cản cách biệt gì đối với nghệ sĩ biểu diễn ở từng loại hình khi cùng diễn trên một sân khấu.
NSƯT Thu Trang vai nàng Tô Thị hay tôi vừa ca xong một bài cải lương thì NSƯT Văn Chương ngâm một câu hát chèo tiếp nối cũng rất hợp lý. Tự thân các giai điệu của các loại hình âm nhạc dân tộc đã tạo nên sự độc đáo này khi chúng tự tìm được sự hoà quyện với nhau, tôn vinh lẫn nhau”.
Với thời lượng 90 phút, vở kịch có sự tham gia của hơn 60 nghệ sĩ, nhạc công của Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam cùng một số nghệ sỹ, diễn viên và Dàn nhạc dân tộc Nhà hát VOV. Các nghệ sĩ tham gia vai chính đều là những giọng ca tài năng của từng loại hình sân khấu: NSƯT Thu Trang (vai Tô Thị), Quang Khải (vai Trương Lỗ), Tuấn Thanh (vai Trần Khôi), NSƯT Văn Chương (vai Trần Khôi 2), Tất Dũng (vai Trần Khôi 3), Đăng Kiên (vai Trưởng trò gánh hát chèo), Hạnh Ngân (vai Công chúa), NSƯT Minh Phương (vai bà già hát xẩm)…
Người xem sẽ thú vị và ngạc nhiên khi các ca sỹ (hát truyền thống và hát nhạc mới) hóa thân trên sân khấu bằng những đòi hỏi khắt khe của kịch hát, kịch nói, múa. Vở kịch sau khi tham gia Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ IV - Hà Nội năm 2019 sẽ phục vụ công chúng ở Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, Nhà hát Lớn Hà Nội, trên các kênh sóng phát thanh, truyền hình của Đài Tiếng nói Việt Nam, một số đài phát thanh, truyền hình và một số địa phương trong cả nước.
Theo Hà Tùng Long/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chốn thơ mộng giữa lòng Hao Hao
Nằm nép mình bên hồ Hao Hao rộng lớn, hiền hoà, quanh năm xanh biếc một màu, không bao giờ vơi cạn, khu du lịch sinh thái Hao Hao Green Pine Hill là một điểm đến mới tại thị xã Nghi Sơn.

Việt Nam có 2 địa điểm lọt danh sách điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025
Theo Danh sách do Tạp chí Time Out của Anh vừa công bố, Việt Nam có hai điểm đến du lịch là Hà Giang và Hội An lọt vào top 44 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025, được đánh giá bởi những du khách giàu kinh nghiệm.

Những người “giữ lửa” văn hóa dân tộc Dao
Giữa nhịp sống hiện đại, vẫn có những con người lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ trang phục đến tiếng nói, chữ viết. Đó là cộng đồng người Dao tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Họ đang góp phần làm nên sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa đang đứng trước không ít thử thách.

Cả nước đón 10,5 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Cục Du lịch Quốc gia (Bộ Văn hóa) cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ từ ngày 30/4 đến ngày 4/5, ngành Du lịch cả nước ước phục vụ khoảng 10,5 triệu lượt khách, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó có khoảng 6,5 triệu lượt khách có lưu trú.

Thành Nhà Hồ - giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho muôn đời
Thành nhà Hồ - công trình kiến trúc đá cổ, một kiệt tác thể hiện tài năng, trí tuệ siêu phàm của người Việt, chứa đựng biết bao điều bí ẩn và những huyền tích. Không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Thanh, Thành nhà Hồ còn là một trong những đại diện tiêu biểu cho bản sắc văn hóa và tinh hoa trí tuệ người Việt trên “bản đồ văn hóa” nhân loại. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu chuyện về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời...

Huyện Hoằng Hóa tăng cường quảng bá du lịch qua các nền tảng số
Huyện Hoằng Hóa vừa đưa vào hoạt động website Du lịch Hoằng Hoá - Thanh Hoá tại địa chỉ https://dulichhoanghoa.vn đem lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp, người dân và du khách.

Thành phố Sầm Sơn đảm bảo an toàn cho du khách.
Đô thị du lịch biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá hấp dẫn du khách không chỉ bởi bãi biển đẹp, cơ sở hạ tầng hiện đại, sản phẩm, dịch vụ đa dạng… mà còn bởi môi trường du lịch ngày càng an toàn, thân thiện. Cấp uỷ, chính quyền, các lực lượng chức năng đã và đang không ngừng nỗ lực vì một Sầm Sơn ngày càng đẹp hơn trong lòng du khách.

Chiều ngang qua phố
Có một mùa hạ rất xanh, trong lành nơi ánh mắt. Đó là những buổi chiều mùa hạ về ngang qua thành phố mà nắng chưa đủ gắt gỏng, và mưa cũng chẳng thể dữ dội, ồn ào… Mỗi con đường, góc phố nơi đây đều mang những nét đẹp rất riêng của chiều tháng 5 yên lành, dịu mát.

Tăng cường quản lý thị trường tại các khu du lịch biển
Thanh Hoá đang bước vào cao điểm mùa du lịch biển 2025, kéo theo đó là nhu cầu mua sắm, sử dụng các dịch vụ, hàng hoá tại các khu, điểm du lịch tăng cao. Nhằm tạo dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, các ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp tăng cường quản lý thị trường, bình ổn giá, ngăn chặn các hành vi chèo kéo, ép khách.

Các điểm đến tại thành phố thu hút đông đảo du khách dịp nghỉ lễ
Trong 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, các điểm du lịch, vui chơi giải trí tại Thành phố Thanh Hoá cũng khá nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt là với những người không có điều kiện đi du lịch xa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.