ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ngành Công nghệ thông tin đang thiếu hụt nhân sự

Các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn khi tuyển dụng nhân sự, đặc biệt là nhân sự chất lượng cao.

07/10/2021 07:56

Thiếu nhân sự chất lượng cao trong ngành CNTT

Theo ông Trần Trung Hiếu, Nhà sáng lập và điều hành TopCV, có một thực tế đó là các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn khi tuyển dụng nhân sự, đặc biệt là nhân sự chất lượng cao.

“Mỗi năm có nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT, nhưng số lượng phù hợp và có năng lực làm việc thực sự trong doanh nghiệp công nghệ còn rất ít”. Ông Hiếu lý giải, năng lực chuyên môn và khả năng thực thi mới là những yếu tố quan trọng đối với nhân sự ngành CNTT, chứ không phải bằng cấp.

“Ở Việt Nam, quá trình đào tạo của các trường đại học chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong ngành, dẫn đến sự thiếu hụt về nhân sự chất lượng cao”, ông Hiếu nói thêm.

 

Ngành CNTT đang thiếu hụt nhân sự
Doanh nghiệp khó tuyển dụng các nhân sự CNTT có chất lượng. (Ảnh minh họa)

Cùng ý kiến, ông Đỗ Ngọc Hoàng, Giám đốc Học viện FPT Software còn cho biết thêm, chất lượng đào tạo của các trường đại học hiện nay không đồng đều. Thực tế cho thấy, trình độ ngoại ngữ, khả năng tự học, tự đọc tài liệu của sinh viên Việt Nam chưa tốt. Do đó, các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại nhiều kỹ năng để các lao động mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. "Mỗi năm, Học viện FPT Software tổ chức đào tạo 3.000-4.000 học viên, một số kỹ năng phải kéo dài trong nhiều tháng liên tục mới có thể đáp ứng được yêu cầu làm việc", ông Hoàng nói.

Cũng theo các chuyên gia, việc thiếu hụt nhân sự trong lĩnh vực CNTT còn do xu hướng làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, khi xu hướng làm việc từ xa đang ngày càng trở nên quen thuộc hơn, nhiều doanh nghiệp tại Singapore, Mỹ, châu Âu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao Việt Nam. Các nhân sự này có thể làm việc tại Việt Nam và được trả lương như ở nước ngoài. “Đây là cơ hội cho các bạn trẻ nhưng là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế, khi mà toàn cầu hóa và chuyển đổi số đang diễn ra rất nhanh”, đại diện TopCV cho biết.

Tận dụng cơ hội vàng để vươn lên

Theo ông Vũ Duy Thức, Nhà sáng lập OhmniLabs, Việt Nam có nhiều cơ hội nếu đầu tư mạnh cho đào tạo nhân sự trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) ngay từ bây giờ.

Vị này cho biết, AI là công nghệ có thể sử dụng cho nhiều lĩnh vực, có khả năng tạo ra các dịch vụ làm thay đổi vị thế kinh doanh, tạo ra các sản phẩm mới, khác biệt để cạnh tranh.

“Cuộc đua AI đang diễn ra trên toàn cầu, nếu không có sự chuẩn bị chúng ta có thể sẽ lệ thuộc vào các quốc gia khác”, ông Thức nói.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay là số lượng kỹ sư AI tại Việt Nam còn vô cùng hạn chế. Nhà sáng lập OhmniLabs dẫn số liệu cho thấy, trong số 400.000 kỹ sư ở Việt Nam hiện nay, chỉ có khoảng 40.000 người có nhu cầu học về AI. Đáng kể là chỉ có 4.000 người có cơ hội tiếp cận và học AI. Tức là chỉ có khoảng 1% kỹ sư của Việt Nam có cơ hội học ngành này.

Đầu năm nay, Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

Tại đây, Chính phủ đặt mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong CMCN 4.0. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng AI trong khu vực ASEAN và trên thế giới.

Chiến lược này cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 là Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước dẫn đầu khu vực ASEAN và nhóm 60 nước dẫn đầu thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI; xây dựng được 5 thương hiệu AI có uy tín trong khu vực; phát triển được 1 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao.

Hình thành được 2 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về AI; gia tăng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về AI và tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực AI ở Việt Nam; nâng cấp, hình thành mới được 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo trọng điểm về AI.

Chiến lược còn đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng cho giai đoạn đến năm 2030 như: Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN.

Ông Vũ Duy Thức đánh giá, chiến lược này là kịp thời, nhưng cũng không quên nhấn mạnh: “Cơ hội này chỉ có khoảng chừng 2-3 năm. Chúng ta phải nhanh chóng bắt kịp, bởi sau thời gian này, các nước đã có các chính sách về AI sẽ đi rất xa, và nếu không tận dụng được thời gian này chúng ta sẽ tụt lùi”.

Theo Baochinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

"Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy vai trò của đội ngũ trí thức để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030"

"Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy vai trò của đội ngũ trí thức để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030"

20:48 , 17/05/2024

Chiều 17/5, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo "Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy vai trò của đội ngũ trí thức và định hướng ưu tiên trong thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh giai đoạn 2025 - 2030 để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030".

Hội thảo “Giải pháp lựa chọn, xác định, triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng ứng dụng, tập trung giải quyết các vấn đề thực tiễn, cấp thiết tại huyện Yên Định”

Hội thảo “Giải pháp lựa chọn, xác định, triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng ứng dụng, tập trung giải quyết các vấn đề thực tiễn, cấp thiết tại huyện Yên Định”

11:01 , 17/05/2024

Chiều ngày 16/5, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa, UBND huyện Yên Định tổ chức Hội thảo “Giải pháp lựa chọn, xác định, triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) theo hướng ứng dụng, tập trung giải quyết các vấn đề thực tiễn, cấp thiết tại huyện Yên Định”.

Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

20:39 , 15/05/2024

Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa đã tích cực đầu tư đổi mới, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trường.

Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ

Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ

16:08 , 15/05/2024

Sáng ngày 15/5, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Thông tin - Truyền thông tiêu chuẩn đo lường chất lượng tổ chức Hội nghị tập huấn “Chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2024”.

Số hóa hoạt động quản lý tàu cá và khai thác hải sản

Số hóa hoạt động quản lý tàu cá và khai thác hải sản

10:00 , 15/05/2024

Chuyển đổi số trong lĩnh vực thủy sản sẽ thay đổi phương thức sản xuất để đạt mục tiêu trở thành nghề cá hiện đại và cũng là giải pháp căn bản để hệ thống hóa dữ liệu quản lý tàu cá. Vì vậy, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng đến việc tuyên truyền, vận động ngư dân ứng dụng công nghệ vào khai thác, giúp nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm thủy sản.

Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tại Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tại Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

17:36 , 14/05/2024

Những năm qua, Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần khơi dậy niềm đam mê của người lao động đồng thời tăng năng suất lao động và làm lợi cho các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn.

Ứng dụng công nghệ số  trong sản xuất nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

17:30 , 14/05/2024

Xác định chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp không những góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự cạnh tranh mà còn là cơ hội để thay đổi tư duy sản xuất từ nhỏ lẻ, kém hiệu quả, thiếu chuỗi liên kết sang nền nông nghiệp tiên tiến, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, giúp nâng cao năng suất, tăng giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ, phát triển sản phẩm OCOP

Ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ, phát triển sản phẩm OCOP

19:49 , 11/05/2024

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh và tham gia vào các chuỗi giá trị thị trường, thời gian gần đây, nhiều chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng công nghệ số vào quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng tầm sản phẩm OCOP.

Thanh Hóa: 100% cán bộ, công chức xử lý hồ sơ trên môi trường mạng

Thanh Hóa: 100% cán bộ, công chức xử lý hồ sơ trên môi trường mạng

19:42 , 11/05/2024

Tỉnh Thanh Hóa đang tập trung đẩy mạnh chuyển đối số trên cả 3 trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, chính quyền số là trụ cột đầu tiên được xây dựng trên nền tảng chính quyền điện tử. Qua đó, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả.

Hội thảo "Chuyển đổi xanh - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá"

Hội thảo "Chuyển đổi xanh - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá"

20:40 , 10/05/2024

Ngày 10/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và kĩ thuật Thanh Hoá phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo khoa học "Chuyển đổi xanh - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá".