ngành dệt may
Số hóa ngành may góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
Chuyển đổi số đang là xu hướng và yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp, trong đó có ngành dệt may. Tại Thanh Hóa, trong bối cảnh phải đối diện với nhiều thách thức, biến động về nguồn lao động và cạnh tranh khốc liệt về giá thành, nhiều doanh nghiệp đã và đang từng bước đầu tư đổi mới công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động.
Doanh nghiệp Dệt may Thanh Hoá tập trung tìm kiếm đơn hàng
Ngay từ những tháng đầu năm 2024, ngành dệt may Thanh Hoá đã đón nhận nhiều tín hiệu tích cực khi đơn hàng quay trở lại với số lượng lớn hơn, một số doanh nghiệp đã có đủ đơn hàng sản xuất cho hết quý 2/2024. Nhận định xu hướng phục hồi của thị trường, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh đều đang tập trung cơ cấu lại mặt hàng, linh hoạt tìm kiếm đơn hàng, thị trường để đảm bảo việc làm cho người lao động.
Năm 2024 ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD
Năm 2024, dù dự báo còn nhiều khó khăn song ngành dệt may Việt Nam vẫn đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 44 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2023.
Dệt may đa dạng hóa thị trường và mặt hàng
Ngay từ đầu năm 2024, các doanh nghiệp may mặc Thanh Hóa đã chủ động đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời nỗ lực khai thác, mở rộng thị trường để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất đã đề ra.
Ngành Dệt may bứt phá cả về thị trường và mặt hàng
Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, dù sụt giảm về xuất khẩu, đối mặt với nhiều khó khăn trong năm nay, nhưng ngành Dệt may Việt Nam đã bứt phá cả về thị trường và mặt hàng với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 40,3 tỷ USD.
Nỗ lực về đích kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023
Chỉ còn gần 2 tháng nữa là kết thúc năm 2023. Đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nỗ lực hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Năm nay, trong bối cảnh nền kinh tế phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp là tiếp tục duy trì ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động.
Thúc đẩy số hóa, xanh hóa sản xuất ngành may
Tại hội thảo “Thúc đẩy số hóa, xanh hóa sản xuất để phát triển bền vững” do Hiệp hội Dệt may Thanh Hóa tổ chức vào ngày 17/10, nhiều thông tin đã được chia sẻ nhằm giúp các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Thanh Hóa nắm bắt xu hướng phát triển, chủ động tham gia vào quá trình số hóa, xanh hóa sản xuất, hướng tới phát triển bền vững.
9 tháng, xuất khẩu ngành dệt may giảm 12% so với cùng kỳ
Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, đến hết tháng 9 năm 2023, xuất khẩu dệt may đạt trên 30 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022.
Thị trường lao động trong doanh nghiệp phục hồi
Thông tin từ các Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng cho biết, thị trường lao động, việc làm trong khu vực sản xuất, kinh doanh đang có sự phục hồi, nhu cầu tuyển dụng có dấu hiệu tăng trở lại.
50% doanh nghiệp dệt may đã thực hiện xanh hóa sản xuất
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện nay có khoảng 50% doanh nghiệp dệt may đã thực hiện xanh hóa sản xuất, nhờ đó vẫn thu hút được đơn hàng trong bối cảnh thị trường nhập khẩu tồn kho cao, nhu cầu giảm.
Ngành Dệt may dẫn đầu về số lao động mất việc làm
Tổng cục Thống kê cho biết, tình trạng doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng tiếp tục kéo dài từ quý IV/2022 đến nay. Điều này dẫn đến hàng trăm ngàn người lao động bị giảm giờ làm, mất việc, tập trung ở các ngành hàng như dệt may, da giày, sản xuất linh kiện.
Doanh nhân dẫn dắt doanh nghiệp đạt Top 10 thương hiệu mạnh ASEAN 2023
Mới đây, Công ty cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hoá đã vinh dự đạt Top 10 thương hiệu mạnh ASEAN 2023. Đây là giải thưởng uy tín được Hiệp hội thông tin công nghiệp châu Á, Trung tâm Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp châu Á bình chọn nhằm tôn vinh các doanh nghiệp uy tín, có đóng góp tích cực cho nền kinh tế. Để có được kết quả này, không thể không kể đến vai trò dẫn dắt doanh nghiệp của doanh nhân Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hoá.
Sụt giảm đơn hàng, dệt may lao dốc chưa từng có tiền lệ
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2023 ước đạt 8,701 tỷ USD, giảm 18,63% so với cùng kỳ năm 2022.
Gần 149.000 lao động bị mất việc trong quý I/2023
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, cả nước có gần 149.000 lao động bị mất việc trong quý I năm nay, trong đó có đến 55,2% số lao động tại các doanh nghiệp như dệt may, da giày, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử. Đặc biệt, số lao động này tập trung chủ yếu ở một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.
Ngành dệt may Thanh Hóa ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất
Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của nền kinh tế. Hiện nay, ngành dệt may đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đẩy mạnh đổi mới công nghệ để bắt nhịp xu hướng và mở rộng thị trường, tăng năng suất lao động, hiệu quả cạnh tranh. Tại Thanh Hóa, nhiều doanh nghiệp dệt may đã và đang từng bước đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động.