Số hóa ngành may góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
Chuyển đổi số đang là xu hướng và yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp, trong đó có ngành dệt may. Tại Thanh Hóa, trong bối cảnh phải đối diện với nhiều thách thức, biến động về nguồn lao động và cạnh tranh khốc liệt về giá thành, nhiều doanh nghiệp đã và đang từng bước đầu tư đổi mới công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động.
Công ty may Thiên Nam chi nhánh Thanh Hóa đã đưa vào hoạt động hai hệ thống chuyền treo từ đầu năm nay. Việc đưa vào vận hành hệ thống này giúp đơn vị giảm đáng kể số lượng nhân công, tăng năng suất lao động tới 20 - 30% so với chuyền may truyền thống.
Hệ thống chuyền treo giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển, công nhân tập trung hơn vào việc may, nâng cao chất lượng thành phẩm. Ngoài ra, công nghệ mới trong ngành may hiện nay còn cho phép hệ thống máy may được số hóa hoàn toàn.

Chị Vũ Thị Nhung, Công nhân Công ty may Thiên Nam chi nhánh Thanh Hóa chia sẻ: "Lợi thế khi áp dụng số hoá trong ngành may rất là nhiều, nên hiệu quả về chất lượng và sản lượng cũng tăng lên".
Theo thống kê của Hiệp hội dệt may tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có hơn 280 nhà máy may đang hoạt động; trong đó có hơn 50% doanh nghiệp dệt may đã chủ động đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, tự động hóa các khâu sản xuất. Nhiều doanh nghiệp cũng đang ứng dụng các giải pháp số hóa trong quản trị như: sử dụng hệ thống chấm công tự động để quản lý nhân sự từ xa; ứng dụng các phần mềm kế toán, quản lý kho hàng, thực hiện giao dịch thương mại điện tử, ký kết trực tuyến với khách hàng… Qua đó, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, tăng năng suất lao động, mở rộng thị trường.
Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, Giám đốc Công ty may Thiên Nam chi nhánh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư các máy móc hiện đại để giảm thiểu lao động cũng như hàng hoá".

Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội dệt may tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội dệt may tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Ngành dệt may tỉnh Thanh Hoá đang tích cực và bắt nhịp với chuyển đổi số. Bên cạnh đó, có những khó khăn như trình độ của các chủ doanh nghiệp, lao động còn hạn chế. Nếu không thay đổi, chuyển đổi số kịp thời thì sẽ bị tụt hậu".
Mặc dù các doanh nghiệp dệt may tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực ứng dụng công nghệ trong sản xuất, nhưng việc ứng dụng công nghệ vẫn là thách thức đối với các doanh nghiệp dệt may, bởi có tới 70% doanh nghiệp dệt may tỉnh Thanh Hóa là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngành dệt may là một trong những ngành chịu nhiều thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 do sử dụng nhiều lao động, hàng hóa chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài... Để chuyển đổi số đúng hướng, phù hợp, hiệu quả, các chuyên gia kinh tế cho rằng: tùy từng giai đoạn, doanh nghiệp dệt may cần xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể, phù hợp để chuyển đổi số hiệu quả.

Xuất khẩu rau quả chững lại
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại sau 2 năm tăng trưởng mạnh.

Thủ tướng Chính phủ đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện số 60 ngày 10/5/2025 về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Giá điện tăng, hộ nghèo, hộ chính sách vẫn được hỗ trợ
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với mức tăng thêm 4,8% theo thẩm quyền.

Nguy cơ thiếu nước vùng hồ đập vừa và nhỏ
Do không có mưa bổ sung, thời tiết lại nắng nóng nên đã có nhiều hồ đập vừa và nhỏ do các đơn vị thuỷ lợi quản lý, vận hành bị cạn kiệt nguồn nước. Hiện nay, các đơn vị thuỷ lợi đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Tăng cường kết nối mở rộng thị trường cho doanh nghiệp
Thời gian qua, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã chú trọng triển khai nhiều chương trình kết nối xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp hội viên. Qua đó, tạo sân chơi giúp các doanh nghiệp hội viên tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

21 ngân hàng đã đăng ký tham gia gói tín dụng 500.000 tỷ đồng
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng gói tín dụng ưu đãi khoảng 500.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số; đến nay, đã có 21 ngân hàng thương mại đăng ký tham gia với các quy mô cam kết khác nhau.

Gỡ khó phát triển chăn nuôi đại gia súc khu vực miền núi
Khu vực miền núi Thanh Hóa có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi đại gia súc do diện tích chăn thả rộng, nguồn thức ăn dồi dào. Tuy nhiên, những năm gần đây, thị trường tiêu thụ không ổn định, giá trâu bò giảm, diện tích chăn thả dần bị thu hẹp, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng cao... khiến chăn nuôi đại gia súc gặp nhiều khó khăn.

Tập trung thực hiện các biện pháp bảo vệ lúa vụ xuân
Hiện nay, các trà lúa xuân đang sinh trưởng, phát triển tốt, nhiều diện tích đã trổ bông. Nhằm bảo đảm năng suất cuối vụ, ngành nông nghiệp, các địa phương trong tỉnh cùng bà con nông dân đang tập trung thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ sản xuất.

Tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm sữa
Quý 1 năm 2025, các lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hoá đã phát hiện 674 vụ vi phạm mua bán, vận chuyển hàng cấm, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả. Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá cũng chỉ đạo các đội Quản lý thị trường trực Thực hiện cao điểm chống hàng giả, hàng kém chất lượng đối với hàng hoá là sản phẩm thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng.

Nhiều giải pháp để thị trường chứng khoán sớm được nâng hạng
Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các giải pháp tối ưu để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng cường sự ủng hộ của họ đối với việc nâng hạng thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.