ngành thủy sản
Xuất khẩu thủy sản tăng 17%
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi đạt mức đỉnh 1 tỷ USD trong tháng 10, xuất khẩu thủy sản tháng 11 tuy chững lại nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn đạt kết quả ấn tượng, với giá trị đạt 924 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023.
Năm 2024, xuất khẩu thủy sản sẽ đạt và vượt mục tiêu 10 tỷ USD
Trong tháng 10 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau gần 2 năm, Việt Nam mới trở lại với con số này. Dịp cuối năm đang được các doanh nghiệp kỳ vọng tạo cú hích trong xuất khẩu. Hiện ngành thủy sản đang tiếp tục nỗ lực cải thiện chất lượng và nắm bắt cơ hội từ các thị trường mới.
Xuất khẩu thủy sản tăng tốc
Các thị trường chủ lực đang gia tăng mạnh mẽ nhu cầu nhập khẩu thủy sản, giúp cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ghi nhận sự tăng tốc trở lại với mức tăng trưởng ấn tượng. Tháng 10 vừa qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta đã đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tôm, cá tra mang về cho Việt Nam hơn 4 tỷ USD trong 9 tháng năm 2024
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong quý 3 đạt 2,76 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm 2023.
Thả hơn 1 triệu con tôm, cua giống tái tạo nguồn lợi thủy sản
Sáng ngày 29/8, Chi cục Thủy sản Thanh Hoá phối hợp với UBND huyện Hậu Lộc và đồn Biên phòng Đa Lộc đã tổ chức thả tôm, cua giống tái tạo nguồn lợi thủy sản và phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Giá trị sản xuất ngành thủy sản ước đạt hơn 3.480 tỷ đồng
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm 2024, tình hình thời tiết tương đối thuận lợi, không có dịch bệnh trên đối tượng thủy sản nuôi trồng, do đó hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định.
Ngành thủy sản phấn đấu xuất khẩu đạt 10 tỷ USD trong năm 2024
Mặc dù còn đối diện với nhiều khó khăn, nhưng ngành thủy sản vẫn phấn đấu hoàn thành mục tiêu xuất khẩu đạt 10 tỷ USD năm nay.
Tích tụ, tập trung ruộng đất để nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tích tụ, tập trung được trên 3500 ha nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ dân đầu tư nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Thực hiện quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU
Với quyết tâm thực hiện mục tiêu tháo gỡ “thẻ vàng” thủy sản trong năm 2024, cùng với các địa phương ven biển trên cả nước, tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều giải giải pháp đồng bộ, chống khai thác hải bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Quyết tâm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” trong năm 2024 và hướng tới phát triển bền vững ngành thủy sản
Chiều ngày 22/4, Ban Bí thư đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 32 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các huyện, thị xã, thành phố ven biển trong cả nước. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chỉ đạo hội nghị.
Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển nuôi tôm thâm canh
So với nuôi trồng thủy sản truyền thống, nuôi tôm thâm canh có thể đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 10 lần. Vì vậy, việc đẩy mạnh chuyển đổi diện tích nuôi trồng kém hiệu quả, đầu tư, ứng dụng các biện pháp nuôi tôm thâm canh đang là hướng đi hiệu quả, đưa ngành thủy sản Thanh Hóa nâng cao năng suất, giá trị và hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu trong năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Thanh Hóa đạt trên 74.500 tấn.
Thanh Hoá phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững
Bám sát quan điểm phát triển thuỷ sản của Quốc gia, Thanh Hoá đang thực hiện đề án phát triển thủy sản nhanh và bền vững gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, ngành thủy sản của tỉnh phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, bền vững, gắn với chế biến và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, lưỡng dụng, vừa phục vụ phát triển kinh tế, vừa sẵn sàng phục vụ mục tiêu quốc phòng.
Phát triển lĩnh vực khai thác thủy sản bền vững
Trong những năm qua, cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước; sự phối hợp có hiệu quả của các cấp ngành và các địa phương ven biển, lĩnh vực khai thác thủy sản của Thanh Hóa đã có những chuyển biến rõ nét, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản
Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam (1/4/1959-1/4/2024), chiều ngày 26/3, tại lưu vực sông Mã, thuộc địa phận phố Yên Vực, phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Thanh Hóa, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2024. Tham gia buổi lễ có các đồng chí: Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân (HĐND) thành phố Thanh Hóa, cùng lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Năm 2024, ngành thủy sản đặt mục tiêu tổng sản lượng khoảng 9,22 triệu tấn
Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu tổng diện tích nuôi trồng đạt 1,3 triệu ha; tổng sản lượng thủy sản khoảng 9,22 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 9,5 tỷ USD.