Tích tụ, tập trung ruộng đất để nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tích tụ, tập trung được trên 3500 ha nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ dân đầu tư nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Những năm gần đây, huyện Hậu Lộc đã ban hành một số chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành thủy sản, lồng ghép với các chính sách của trung ương và của tỉnh để hỗ trợ các cơ sở nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, huyện chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thủy sản; khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng công nghệ để sản xuất giống cua, ngao, tôm sú; phát triển vùng nuôi thủy sản thâm canh tập trung ứng dụng công nghệ cao. đến nay Hậu Lộc đã xây dựng được nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao, tập trung ở các xã như Đa Lộc, Minh Lộc, Xuân Lộc, Hòa Lộc… một số diện tích cho giá trị thu nhập hàng tỷ đồng 1 ha mỗi năm.
Anh Trịnh Văn Doanh, Thôn 4 Xuân Tiến, xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đến nay Thanh Hoá đã tích tụ, tập trung được trên 3500 ha, nhiều nhất là ở các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Nông Cống, thị xã Nghi Sơn. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư chuyển đổi mô hình sản xuất, phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, tôm là đối tượng nuôi chủ lực. Đến nay, toàn tỉnh có trên 700 ha nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao, với năng suất trung bình đạt 18,5 tấn 1 ha/1 năm; góp phần đưa sản lượng nuôi trồng thủy sản của Thanh Hóa năm 2023 đạt trên 73.800 tấn, tăng hơn 3000 tấn so với năm trước. Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 74.500 tấn.
Các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn tăng tốc sản xuất cuối năm
Khu Kinh tế Nghi Sơn hiện có 183 doanh nghiệp đang hoạt động. Những tháng cuối năm 2024 là thời điểm các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất để hoàn thành những đơn hàng trong năm, đạt mục tiêu, kế hoạch về doanh thu, sản lượng đã đề ra từ đầu năm.
Đòn bẩy công nghệ số thúc đẩy tiêu thụ nông sản xứ Thanh
Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Thanh Hoá đã đưa thêm 355 doanh nghiệp, hộ sản xuất tham gia sàn thương mại điện tử với tổng số 400 sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 600 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP tham gia quảng bá giới thiệu và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử với trên 1.050 sản phẩm các loại.
Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, các doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch.
Hơn 202.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong tháng 10
10 tháng năm nay, cả nước có hơn 136.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký hơn 1,3 triệu tỷ đồng.
Tích tụ trên 4,6 nghìn ha đất để phát triển chăn nuôi quy mô lớn
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, tính đến hết tháng 10/2024, toàn tỉnh đã tích tụ được trên 4,6 nghìn ha đất để phát triển chăn nuôi quy mô lớn.
Thanh Hoá công bố danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU
Thực hiện đợt cao điểm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã rà soát, thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai thác IUU. Đồng thời, đưa 55 tàu ra khỏi danh sách nguy cơ vi phạm.
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả Việt Nam đến hết tháng 10 đã có lần đầu tiên vượt mốc 6 tỷ USD, đồng thời cũng vượt mốc 4 tỷ USD ở thị trường Trung Quốc.
Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hạt điều về Việt Nam trong tháng 10 năm 2024 đạt hơn 141.000 tấn, trị giá hơn 220 triệu USD, giảm 16,9% về lượng và giảm 9,3% về trị giá so với tháng trước đó.
Sản lượng và doanh thu ngành vật liệu xây dựng sụt giảm
Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, cho biết, những năm gần đây, ngành vật liệu xây dựng nước ta lại đang gặp khó khăn, sản lượng tiêu thụ và doanh thu đều sụt giảm, dễ dẫn đến nguy cơ đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ứng phó với xu hướng gia tăng bảo hộ tại các thị trường
Hiện nay, dư địa mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường châu Á- châu Phi còn rất lớn, nhưng một trong những khó khăn lớn nhất là quan điểm bảo hộ, tạo ra các rào cản từ các nước nhập khẩu đòi hỏi ngành Công thương và các doanh nghiệp phải chủ động ứng phó.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.