Ngày mặc "đồng phục cá tính" trong trường học: Nên hay không?
Một số trường học ở TPHCM thực hiện "ngày cá tính", theo đó học sinh mặc đồng phục tự do của lớp thay cho đồng phục của trường vào một ngày trong tuần. Việc "phá chuẩn" này cũng dấy lên nhiều ý kiến tranh cãi.
Ngày học cuối tuần "tự do"
Thứ 6, học sinh một số trường ở TPHCM mặc đồng phục "ngày cá tính" - còn đùa với nhau đây là ngày "tự do". Thay vì mặc đồng phục đi học hàng ngày, các em được mặc đồng phục theo lớp với màu sắc, cách thể hiện, thông điệp riêng.
Mới đây nhất, ngôi trường chuyên nổi tiếng của TPHCM, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa đã đưa ngày thứ 6 này vào thực hiện. Sân trường ngợp sắc màu xanh, đỏ, tím, vàng trong những chiếc áo phông đồng phục của riêng mỗi lớp.
Từ năm 2014, Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, TPHCM cũng đã đưa "ngày thứ 6 cá tính" vào thực hiện. Vào ngày đó, học sinh được cất đi bộ đồng phục trường quen thuộc để tự do mặc... đồng phục do lớp tự thiết kế, sáng tạo.

Nhấn để phóng to ảnh
Ở lớp 10 tiếng Đức, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, các em có slogan là "Tích đức" trên áo đồng phục.
Chỉ một bộ trang phục khác với mọi ngày nhưng có thể nhìn thấy rõ sự thích thú, phấn khởi, háo hức của học trò. Thứ 6 trở thành một ngày được chờ đợi với các em không chỉ vì là ngày cuối tuần mà còn là ngày của chính mình.
Các em đến trường với bộ quần áo tự do, chiếc áo do chính mình góp ý kiến thiết kế mang phong cách, cá tính riêng. Qua đó, học sinh cũng thể hiện được bản thân, sự khác biệt, điểm nhấn trong các thông điệp của lớp và cả qua cách giao tiếp, vui chơi, học tập, đi đứng...
Chiếc áo làm nên... thầy tu!
"Chiếc áo không làm nên thầy tu" trong trường hợp "ngày cá tính" của học sinh chưa hẳn chính xác. Nhiều ngày trong tuần và nhiều năm qua, các em đến trường với bộ đồng phục toàn trường giống nhau, nghìn em như một... muốn hay không đâu đó vẫn là sự nhàn nhạt, nhàm chán.

Nhấn để phóng to ảnh
Có một sự thay đổi, chỉ một ngày trong tuần thôi nhưng dễ dàng nhìn thấy sự háo hức và phấn chấn của học sinh khi được khoác chiếc áo "phá cách". Một không khí tươi vui, bắt mắt ở sân chơi, khu căng tin, trong lớp học hay cả ở phòng thí nghiệm...
Mong muốn thể hiện cá tính là nhu cầu rất lớn của tuổi trẻ. Mỗi chiếc áo của các em mặc mang ý nghĩa, câu chuyện riêng của lớp... với rất nhiều thông điệp tích cực, nhân văn.

Nhấn để phóng to ảnh
"Từ ngày trường thực hiện hoạt động này, con trai tôi mong đến thứ 6 để được mặc đồng phục lớp. Chiếc áo thun, màu sắc phù hợp với sự năng động của tuổi trẻ hơn chiếc áo đồng phục thông thường mà nó còn thể hiện tinh thần của lớp", chị Thanh Trang, có con học lớp 10, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa chia sẻ.

Nhấn để phóng to ảnh
Học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa trong muôn kiểu sắc màu đồng phục vào ngày học cuối tuần.
Khi đưa ngày thứ 6 "tự do" vào thực hiện, thầy Trần Ái Việt, khi đó còn là hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ, quận 7 cho hay giáo dục của chúng ta chưa khuyến khích các em bộc lộ bản thân, cá tính riêng. Trong khả năng của mình, trường muốn xây dựng "ngày hạnh phúc" cho các em khi có cơ hội thể hiện phong cách, cá tính một cách văn minh.
Nhờ đó, học sinh vui tươi, tự tin thể hiện cái tôi của mình cũng như sẽ có thêm nhiều ký ức đẹp ở tuổi học trò.
Phải cân nhắc kỹ lưỡng
Đúng như dự tính của lãnh đạo các trường, "ngày tự do" trong trường học nhận được nhiều sự ủng hộ thì cũng vấp phải ý kiến trái chiều từ phụ huynh, dư luận xã hội.
Rất nhiều người cho rằng không nên để học sinh mặc trang phục dã ngoại đi học, mất đi sự nghiêm túc, khuôn khổ của trường học. Ngoài ra, có người nêu quan điểm rằng, như vậy là phát sinh thêm một khoản tài chính của phụ huynh cho "niềm vui tinh thần" của con trẻ.
Bà Trần Thị Hồng Thủy, Phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cho hay, khi lãnh đạo nhà trường đi học tập kinh nghiệm ở nhiều nước, thấy rằng ở nhiều nơi có ngày học sinh được mặc tự do, thoải mái.
Với tinh thần học sinh phải vui thì học mới vào, giúp các em giảm được phần nào căng thẳng khi đến trường nhưng khi đưa "ngày thứ 6 cá tính" vào, Ban giám hiệu cân nhắc rất kỹ. Nhất là việc sao cho phù hợp với văn hóa, cách suy nghĩ của người Việt.
Các em phải mặc theo đồng phục lớp đã đăng ký qua Ban giám hiệu, còn quần... thì được mặc tự do vì nếu thêm đồng phục quần thì sẽ gây áp lực cho gia đình. Tuy nhiên vẫn phải theo tiêu chi văn hóa học đường không được mặc quần ngố, quần rách.
Theo các trường, chúng ta hãy chấp nhận, tạo một không gian nhất định để học sinh thể hiện cái "tôi" của mình trong khuôn khổ cho phép của môi trường học đường.
Hoài Nam/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khơi dậy sáng tạo qua giáo dục STEM
Giữa không gian xanh mát của Công viên Hội An (Thành phố Thanh Hóa), hàng trăm em học sinh tiểu học đã có một ngày trải nghiệm đầy lý thú và sáng tạo cùng chương trình “Nhà thám hiểm nhí – Hành trình về phố cổ Hội An” do Trường Tiểu học, THCS và THPT Vinschool Star City tổ chức. Đây không chỉ là một hoạt động ngoại khóa, mà còn là “lớp học đặc biệt” đưa các em bước vào thế giới STEM – nơi kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học được lồng ghép một cách sinh động qua những trạm khám phá, thí nghiệm, xây dựng và tư duy logic.

Những lưu ý khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025
Từ ngày 21 đến 28/4, thí sinh cả nước thực hiện việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025. Năm nay, thí sinh đang học lớp 12 và thí sinh tự do đều thực hiện đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến. Để tránh những sai sót đáng tiếc ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh hoàn thành thủ tục đăng ký dự thi.

Sôi nổi hội thi Rung chuông vàng ở Mường Lát
Mới đây, tại Trường Tiểu học Quang Chiểu 2 xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát tổ chức Hội thi "Rung chuông vàng" năm học 2024 - 2025.

Tư vấn hướng nghiệp cho Đoàn viên và học sinh ở Như Xuân
Trung tâm Thanh thiếu nhi tỉnh Thanh Hoá vừa phối hợp với Huyện đoàn Như Xuân và các đơn vị Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên huyện, Trường THCS Thượng Ninh tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Chất lượng bữa ăn tại các nhóm trẻ mầm non tư thục còn nhiều hạn chế
Đối với trẻ mầm non, nhu cầu về dinh dưỡng rất cao. Chất lượng bữa ăn của nhóm trẻ mầm non sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ. Theo ghi nhận của phóng viên thời sự, hiện nay ở một số nhóm trẻ mầm non tư thục trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, chất lượng bữa ăn còn nhiều hạn chế, rất cần sự quan tâm đúng mức từ phía nhà trường, các ngành chức năng.

Lễ phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025
Sáng ngày 21/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND thành phố Thanh Hóa tổ chức phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Tới dự có đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, thành phố Thanh Hóa, các đơn vị xuất bản, phát hành sách, cùng đông đảo các giáo viên, học sinh và những người yêu sách trên địa bàn tỉnh.

Thanh Hoá hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025
Sáng ngày 21/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025.

Thí sinh cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Ngày 21/4, thí sinh trên cả nước bắt đầu chính thức đăng ký dự thi, đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT trên Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian đăng ký dự thi kết thúc vào lúc 17 giờ ngày 28/4.

Giải toả áp lực tâm lý mùa thi
Mùa thi luôn là thời điểm căng thẳng nhất đối với học sinh, không chỉ bởi khối lượng kiến thức cần ôn luyện mà còn vì áp lực về điểm số và sự kỳ vọng của bản thân, gia đình, thầy cô. Những năm gần đây, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm hơn đến các hoạt động, nhằm giúp học sinh vượt qua áp lực và lo âu trong giai đoạn quan trọng này.

Ngày hội đọc sách năm 2025 tại huyện Triệu Sơn
Trung Tâm Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Triệu Sơn vừa phối hợp với Thư viện tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội thanh thiếu nhi với văn hóa đọc sách năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.