Nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã ký ban hành quyết định về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè (Trà Đông), xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Theo đó, 8 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này thuộc 5 loại hình: Tri thức dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; lễ hội truyền thống; tập quán xã hội và tín ngưỡng và nghề thủ công truyền thống.
Trong đó, nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè (Trà Đông), xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Việc nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vui của không chỉ người dân trong làng, đối với xã Thiệu Trung nói riêng và huyện Thiệu Hóa nói chung.
Nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè đã có lịch sử hàng nghìn năm và được bảo tồn, duy trì, phát huy cho tới ngày nay. Hiện nay, hơn 130 cơ sở duy trì, phát triển nghề đúc đồng trên địa bàn Trà Đông, giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho gần 400 người.
Qua bàn tay tài hoa của những người làm nghề, hàng năm, nhiều sản phẩm đúc đồng phong phú về hình thức, đa dạng về chủng loại đã được xuất xưởng đưa đi tiêu thụ trong cả nước và xuất khẩu đi nước ngoài.
Trong đó có những sản phẩm, như: Đồ mỹ nghệ, đồ tế khí, đồ phụ tùng máy móc công nghệ, đồ lưu niệm... đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Duy Tuyên/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Đầu năm về Xuân Thái du xuân
Rời xa ồn ào chốn thị thành để về với những miền quê đáng sống hay hòa mình vào thiên nhiên thơ mộng, yên bình những ngày cuối tuần là xu hướng của nhiều người trẻ hiện nay. Cắm trại, câu cá, tự tay cùng người dân bản địa nấu cơm... tất cả những trải nghiệm thú vị này, sẽ được thực hiện... khi bạn về với khu du lịch cộng đồng xã Xuân Thái, huyện Như Thanh.
Lễ hội Khai hạ Suối cá thần Cẩm Lương Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng 5/2 (tức ngày 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ), thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương đã tổ chức Lễ hội rước cá thần, hay còn gọi là Lễ Khai hạ.
Lễ hội đền thờ Đô đốc Đài Lương Quận Công Lê Phúc Hoạch năm 2025
Sáng ngày 04/02, (tức ngày mùng 07 tháng Giêng Âm lịch), tại thôn Chiềng Khạt, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, đã diễn ra Lễ hội đền thờ Đô đốc Đài Lương Quận Công Lê Phúc Hoạch năm 2025.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý Lễ hội xuân năm 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện, yêu cầu các Bộ ngành, địa phương triển khai các giỉa pháp quản lý lễ hội, bảo đảm văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025.
Hấp dẫn lễ hội chùa Mèo
Chùa Mèo thuộc địa bàn thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, có niên đại hơn 600 năm, được xây dựng từ thời nhà Trần, là một trong 3 ngôi chùa lớn nhất xứ Thanh lúc bấy giờ. Hằng năm, vào các ngày mùng 6 và mùng 7 tháng Giêng, Lễ hội chùa Mèo được tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc, trở thành nơi sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Lang Chánh và du khách thập phương.
Du lịch Thanh Hóa đón 675 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ Tết
Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, du lịch tỉnh Thanh Hóa cũng khẳng định được sức hút mạnh mẽ khi đón được lượng khách lớn, ước đạt khoảng 675 nghìn lượt, tăng 9,7%.
Khai hội Chùa Mèo năm 2025
Sáng ngày 03/02, UBND thị trấn Lang Chánh đã tổ chức khai hội chùa Mèo năm 2025 với nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút du khách thập phương.
Khai mạc lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê - Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng ngày 02/02 (tức mùng 5 tháng Giêng), thành phố Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê - Xuân Ất Tỵ 2025. Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hóa tới dự.
Chùa Cảnh Yên
Nằm trên dãy đồi Sóc thuộc vùng giáp ranh giữa thị trấn Kim Tân và xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, chùa Cảnh Yên được xây dựng dưới triều Vua Lê Thánh Tông. Ngôi chùa nằm ở một vị trí tuyệt đẹp, “sơn thủy hữu tình”, mặt tiền hướng ra sông Bưởi. Dù vậy, do sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn phá của chiến tranh, đến những năm cuối thế kỷ 20, ngôi chùa đã bị phá hủy hoàn toàn.
Du lịch Việt Nam khởi sắc đầu năm
Những ngày đầu tiên của năm mới Ất Tỵ, du lịch Việt Nam đã khởi sắc với lượng khách tăng cao tại nhiều điểm du lịch trên cả nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.