Đường dây nóng: 0237 3721150

Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại như thế nào là trái pháp luật?

Điều 102, khoản 3, điểm q, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP thì hành vi "Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật" bị xử phạt từ 10-20 triệu đồng.

24/04/2020 05:57

Việc sử dụng điện thoại thông minh đã trở lên khá phổ biến. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 43,7 triệu người Việt Nam đang sử dụng điện thoại thông minh (smartphone). Với các tính năng thông minh của điện thoại, người dùng có thể dễ dàng cài đặt các phần mềm ghi âm cuộc gọi (ghi âm đàm thoại).

Việc ghi âm cuộc gọi tạo ra tiện ích cho người sử dụng nhưng cũng tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn thông tin, nhất là trong trường hợp nội dung ghi âm được sử dụng vào mục đích trái pháp luật. Ngoài ra, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các phần mềm nghe lén điện thoại, thiết bị theo dõi, ghi âm có thể dễ dàng mua được với giá chỉ vài trăm nghìn đồng. Việc phát triển mạnh mẽ của các thiết bị này đã đe dọa trực tiếp tới quyền riêng tư của mỗi tổ chức, cá nhân.

nghe, ghi am cuoc dam thoai nhu the nao la trai phap luat? hinh 1
Nghe, ghi âm cuộc gọi trái pháp luật bị phạt tới 20 triệu đồng. (Ảnh minh họa)

Để quản lý tốt vấn đề này, vừa qua Chính phủ đã ban hành nghị định số 15/2020/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử”. Bộ Luật hình sự năm 2015 cũng quy định về việc xử lý hình sự đối với hành vi “Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật” tại Điều 159 – BLHS.

Về vấn đề này luật sư Đỗ Minh Hiển, văn phòng Luật sư JVN (đoàn luật sư Hà Nội) thông tin: Theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 159, Bộ Luật hình sự thì người nào thực hiện hành vi “Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật” mà trước đó đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20 triệu đến 50 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Trong trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2 Điều 159 BLHS: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Phạm tội 02 lần trở lên; Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; Làm nạn nhân tự sát, thì người phạm tội có thể bị phạt tù cao nhất đến 03 năm.

Còn theo quy định tại Điều 102, khoản 3, điểm q, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP thì hành vi "Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật" bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Vậy, thế nào là hành vi nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật. Theo luật sư Hiển, đó là các hành vi nghe lén thông qua các thiết bị thông minh cuộc đàm thoại của người khác; lắp đặt thiết bị ghi âm tại nơi công cộng, khách sạn, hoặc cơ quan, tổ chức với mục đích ghi âm các cuộc đàm thoại của người khác khi không được sự cho phép của cơ quan nhà nước….

Ví dụ : Mặc dù không được sự cho phép của chủ tọa phiên tòa nhưng A vẫn thực hiện hành vi ghi âm buổi xét xử tại tòa án; người nào đó có hành vi lắp đặt thiết bị ghi âm tại phòng giám đốc công ty nơi người này làm việc để ghi âm và nghe lén các cuộc đàm thoại của giám đốc với đối tác; hay có hành vi lắp thiết bị ghi âm tại phòng nghỉ của khách sạn để ghi âm đàm thoại của khách đến nghỉ….Đối với các hành vi này, khi chủ thể thực hiện xong hành vi nghe, ghi âm trái pháp luật là đủ căn cứ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại nghị định số 15/2020/NĐ-CP.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị thông minh như máy tính bảng, điện thoại thông minh thì còn có một hình thức ghi âm đó là ghi âm cuộc gọi trên điện thoại được sử dụng phổ biến trên các điện thoại thông minh. Khi sử dụng phần mềm ghi âm cuộc gọi trên điện thoại thông minh, người gọi, hoặc người nghe cuộc gọi có thể ghi âm cuộc đàm thoại trên chính điện thoại của mình. Vậy, hành vi này có được coi là hành vi “ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật” và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP?

Về vấn đề này, theo luật sư Hiển có hai quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất : Nếu xác định hành vi "ghi âm" cuộc gọi điện thoại là trái pháp luật thì ngay thời điểm người thực hiện thực hiện hành vi này mà không được sự đồng ý của người tham gia đàm thoại sẽ được coi là hành vi vi phạm và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 15-CP. Quan điểm này coi sự đồng ý song phương của người ghi âm và người bị ghi âm là cần thiết. Khi không có sự đồng ý của người bị ghi âm thì việc ghi âm cuộc gọi là bất hợp pháp.

Quan điểm thứ hai : Việc "ghi âm" cuộc gọi điện thoại sẽ bị coi là trái pháp luật khi người ghi âm sử dụng nội dung ghi âm vào những mục đích trái pháp luật như tiết lộ thông tin cuộc ghi âm để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác như : hạ thấp uy tín của người khác, xúc phạm người khác, tiết lộ bí mật cá nhân hoặc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp……mới được coi là trái pháp luật và là đối tượng xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP.

Luật sư Đỗ Minh Hiển, văn phòng Luật sư JVN

Trong trường hợp này, theo luật sư Hiển quan điểm thứ hai sẽ hợp lý và phù hợp với các quy định của các ngành luật khác. Cụ thể như sau: Theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 87 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 thì nguồn chứng cứ là Dữ liệu điện tử: “Điều 99- Bộ Luật tố tụng hình sự quy định: Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử. Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác".

Như vậy, dữ liệu điện tử bao gồm dữ liệu " âm thanh" được thu thập từ "phương tiện điện tử" theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự được coi là nguồn của chứng cứ trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

“Theo quy định tại  khoản 1, Điều 94 Bộ Luật tố tụng dân sự thì Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây : "Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử". Khoản 2, Điều 95 quy định về Xác định chứng cứ trong đó: " Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó"- Luật sư Hiển giải thích thêm. 

Như vậy, dữ liệu ghi âm cũng được Bộ Luật tố tụng dân sự quy định là nguồn của chứng cứ trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự.  Hai Bộ luật lớn về tố tụng : Bộ Luật tố tụng hình sự, Bộ Luật tố tụng dân sự đều quy định về nguồn của chứng cứ trong đó có quy định dữ liệu ghi âm là một nguồn của chứng cứ. Điều này cho thấy, các nhà làm luật đã xác định tầm quan trọng của nguồn chứng cứ này trong điều kiện hiện nay. 

Về ghi âm trong tác nghiệp báo chí, luật sư Hiển cho hay, Luật Báo chí năm 2016, mặc dù không có quy định cụ thể về việc ghi âm của nhà báo khi thực hiện phỏng vấn nhưng có quy định tại khoản 2 Điều 25 về quyền của nhà báo, Điều 40 về trả lời phỏng vấn trên báo chí theo đó việc ghi âm là một phương tiện phục vụ tác nghiệp của nhà báo nhằm đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng báo chí nhưng nhà báo phải tuân thủ đúng các quy định của Luật báo chí khi thực hiện và sử dụng dữ liệu ghi âm ( nội dung phỏng vấn ). Như vậy, việc ghi âm cuộc gọi nếu được sử dụng đúng mục đích phù hợp với quy định của pháp luật thì không thể là đối tượng xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 102, Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Trở lại với quy định tại Điều 102, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi: "Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật", Luật sư Hiển, thấy rằng cần sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn để vừa đảm bảo an toàn thông tin trong bối cảnh hiện nay, đồng thời , đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật./.

 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ ngày 29/6/2025

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ ngày 29/6/2025

19:46 , 29/06/2025

Sáng 29/6, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh về công tác cán bộ. Đại diện lãnh đạo Đảng uỷ các cơ quan Đảng tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh uỷ dự buổi lễ.

Công an điều tra, làm rõ 2 nhóm nữ sinh chém nhau

Công an điều tra, làm rõ 2 nhóm nữ sinh chém nhau

18:07 , 29/06/2025

UBND thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân cho biết, cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ sự việc 2 nhóm nữ sinh ẩu đả, cầm dao chém nhau khiến 2 em bị thương.

Bản tin An ninh 28/6/2025

Bản tin An ninh 28/6/2025

18:35 , 28/06/2025

Bản tin An ninh 28/6/2025 có những nội dung chính sau: - Công an tỉnh Thanh Hoá thông báo tạm dừng thu nhận hồ sơ cấp căn cước, định danh điện tử trên địa bàn để thực hiện việc cập nhật địa giới hành chính mới - Xử lý nghiêm tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm trật tự an toàn giao thông - Công an tỉnh Thanh Hoá chuẩn bị các điều kiện để chuyển việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính đối với 2 lĩnh vực: cấp phiếu lý lịch tư pháp và cấp, đổi giấy phép lái xe từ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh về Bộ phận một cửa Công an tỉnh từ ngày 30/6

Thanh Hoá: Triệt xóa đường dây mua bán trái phép ma túy liên tỉnh, thu giữ gần 5,6kg ma túy

Thanh Hoá: Triệt xóa đường dây mua bán trái phép ma túy liên tỉnh, thu giữ gần 5,6kg ma túy

18:24 , 27/06/2025

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy, bắt giữ nhiều đối tượng, thu giữ gần 5,6kg ma túy các loại, 1 khẩu súng quân dụng và 6 viên đạn.

Bắt xử lý 180 vụ, 417 đối tượng phạm tội về ma túy trong 6 tháng đầu năm

Bắt xử lý 180 vụ, 417 đối tượng phạm tội về ma túy trong 6 tháng đầu năm

09:06 , 27/06/2025

6 tháng đầu năm 2025, lực lượng phòng, chống ma túy tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện, bắt xử lý 180 vụ, 417 đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật về ma túy, giảm 54% về số vụ, 42% về số đối tượng so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này minh chứng rõ nét tính hiệu quả của chiến lược “chặn cung, giảm cầu, giảm tác hại ma túy” mà tỉnh Thanh Hóa đã kiên trì thực hiện trong suốt nhiều năm qua.

Phòng chống ma túy – Cuộc chiến cam go và thầm lặng

Phòng chống ma túy – Cuộc chiến cam go và thầm lặng

20:04 , 26/06/2025

Ngày 26/6 hằng năm là “Ngày thế giới phòng, chống ma túy” và cũng là “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy” ở Việt Nam. Đây là dịp để mỗi người cùng nhìn nhận và nêu cao nhận thức trong phòng, chống và đấu tranh đẩy lùi tệ nạn ma túy. Với tinh thần “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đài”, những năm qua, Thanh Hóa đã và đang kiên trì đấu tranh, từng bước đẩy lùi ma túy ra khỏi đời sống cộng đồng. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2025, lực lượng phòng, chống ma túy tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện, bắt xử lý 180 vụ, 417 đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật về ma túy. Phía sau những con số là sự hi sinh thầm lặng của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ phòng, chống ma túy - những người đang từng ngày giữ bình yên cho cuộc sống.

Bản tin An ninh 26/6/2025

Bản tin An ninh 26/6/2025

18:37 , 26/06/2025

Bản tin An ninh 26/6/2025 có những nội dung chính sau: - Nâng cao kỹ năng nhận diện ma túy đối với công nhân, người lao động - Thanh Hóa phấn đấu thu nhận gần 11.000 mẫu ADN thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính trước ngày 1/7 - Triển khai đồng bộ các phương án đảm bảo an toàn, an ninh trật tự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 trên địa bàn tỉnh

Hưởng ứng cuộc thi "Tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình"

Hưởng ứng cuộc thi "Tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình"

11:18 , 26/06/2025

Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, năm 2025 do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức đã và đang thu hút sự quan tâm hưởng ứng của đông đảo tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Hiểm họa ma túy thế hệ mới

Hiểm họa ma túy thế hệ mới

19:59 , 24/06/2025

Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2006, đến nay, ma túy tổng hợp đã và đang trở thành thách thức lớn đối với các cơ quan chức năng và toàn xã hội khi lượng người sử dụng ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Một trong những nguyên nhân thúc đẩy tình trạng này là nhận thức sai lầm, cho rằng đây là loại hợp chất tạo cảm giác hưng phấn nhưng không gây nghiện, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Thế nhưng, trên thực tế, hệ lụy do ma túy tổng hợp gây ra còn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với ma túy truyền thống.

Xác minh vụ hàng nghìn chai nước mắm bị vứt bỏ ở tỉnh Quảng Nam

Xác minh vụ hàng nghìn chai nước mắm bị vứt bỏ ở tỉnh Quảng Nam

19:56 , 24/06/2025

Liên quan đến vụ việc hàng loạt bao bì chai nước mắm mang nhãn hiệu “Chắt cá cơm”, “Cá cơm vàng”, “Thơm ngon tinh khiết”, trên các bao bì có ghi rõ nơi sản xuất tại tỉnh Thanh Hóa bị vứt bỏ tại xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, gây dư luận không tốt và ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm nước mắm truyền thống của địa phương, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng vào cuộc, tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ vụ việc.