Nghệ thuật của cuộc đời
Nghệ thuật là sự phản chiếu thực tiễn cuộc sống qua lăng kính người nghệ sỹ. Khi hòa mình vào cuộc sống, thực tiễn sẽ tác động đến suy nghĩ, tình cảm của người nghệ sỹ, khiến họ sản sinh ra những ý tưởng mới, những sáng kiến khác biệt. Dự án hoạt động nghệ thuật cộng đồng Rừng Xòe là một ví dụ.
Hoạt động sáng tạo liên quan đến nghệ thuật nói chung, mỹ thuật nói riêng là một hoạt động phong phú về nội dung và đề tài, đa dạng dạng về hình thức, thể loại, cũng như phong cách biểu hiện. Một tác phẩm mới có giá trị tư tưởng và nghệ thuật sẽ được quần chúng hoan nghênh, đón nhận.
Mỹ thuật còn giúp phát triển nhận thức thẩm mỹ, biết cảm nhận và rung động trước cái đẹp, cuộc sống và thiên nhiên; biết tìm tòi, khám phá, phát huy bộc lộ cá tính bản thân, phát triển khả năng tư duy về hình ảnh, trí tưởng tượng, sáng tạo. Sau cùng, quan trọng hơn cả là nghệ thuật nói chung, mỹ thuật nói riêng tiếp thêm cho con người cảm hứng, niềm tin, tình yêu đối với cuộc sống, hướng tâm hồn, tình cảm đến với những điều tốt đẹp, nhân bản, nhân văn.
Dự án hoạt động nghệ thuật cộng đồng Rừng Xòe được những người yêu nghệ thuật biết đến là một dự án nghệ thuật hướng tới sự cởi mở về không gian và địa điểm, các nghệ sỹ tự do sáng tác với nhiều chất liệu, phương tiện, không chỉ vẽ tranh mà còn làm tác phẩm sắp đặt – điêu khắc, trình diễn, video art… chỉ với tiêu chí duy nhất là tác phẩm đó phù hợp với ý niệm và không gian của dự án.
Nối tiếp sau các triển lãm "Rừng xòe 1,2,3", dự án hoạt động nghệ thuật cộng đồng "Rừng xòe 4" với sự tham gia của hơn 20 họa sỹ đã được thực hiện tại một không gian đặc biệt: Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hóa. Dự án được chuẩn bị ba tháng và thực hiện trong hai ngày, nhóm nghệ sỹ, y bác sỹ , bệnh nhân đã có những trải nghiệm khó quên khi đưa nghệ thuật đến thật gần với cuộc sống.
Lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa và có thể là lần đầu tiên trong lịch sử ngành tâm thần học Việt Nam, bệnh nhân tâm thần đã cùng với bác sỹ, nhân viên y tế, các họa sỹ vẽ say sưa. Các bức tranh có thể không theo các tiêu chí mỹ thuật thông thường nhưng chắc chắn là những tác phẩm thị giác đặc biệt.
Họa sỹ Trần Triệu Tuyết, Thành viên Ban tổ chức dự án Rừng Xòe 4
Bên cạnh việc trưng bày trong khuôn viên bệnh viện, các nhóm họa sĩ và những bệnh nhân nhẹ sẽ cùng vẽ, có người vẽ ngay trên chiếc lá cây rơi hoặc chọn cho mình cách trực họa tại các phòng điều trị bệnh nhân nặng, họ vừa vẽ vừa trò chuyện vui vẻ, thân tình. Tất cả tạo nên một không khí rất đặc biệt. Tham gia dự án, các họa sĩ thấy mình như nhận lại được nguồn năng lượng cảm hứng để sáng tạo.
Rừng Xoè được khởi nguồn ý tưởng giữa thời điểm dịch COVID-19 hoành hành, nhiều địa phương trên cả nước thực hiện khoanh vùng dịch, phong tỏa những điểm nóng để dập dịch. Khi đó ngành nghệ thuật cũng như mọi ngành nghề khác đều bị ảnh hưởng, khó tự do đi lại, giao lưu. Các họa sỹ có chung mong muốn hướng đến sự tự do của nghệ thuật, nghĩa là tiếp cận với nhiều đối tượng khác nhau, trực tiếp đưa nghệ thuật tới tất cả mọi người một cách tự nhiên, gần gũi nhất đã cùng nhau lập nên dự án Rừng Xòe. Không chỉ kết nối nghệ sỹ, Rừng Xòe còn kết nối các xưởng vẽ với nhau để hoạt động phục vụ cộng đồng nhiều hơn. Với Rừng Xòe 4, các họa sỹ đã đưa hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp vào không khí thực địa và không gian như bệnh viện tâm thần có ý nghĩa rất đặc biệt.
Không dừng lại, nhóm họa sỹ sẽ thực hiện những dự án tiếp theo của Rừng Xoè về con người và xã hội tại nhiều địa phương, kết nối, mở rộng theo những câu chuyện khác nhau, trải nghiệm ở những vùng miền khác nhau, giúp cho cộng đồng hiểu hơn về nghệ thuật.
Trong những ngày đầu năm 2023, những tác phẩm được sáng tác trong dự án Rừng Xòe 4 sẽ được trưng bày tại không gian nghệ thuật Beaux- Arts de HIGGS để làm cuộc đấu giá. Toàn bộ số tiền thu được, không trừ chi phí nào, sẽ được chuyển về Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hóa nhằm trợ giúp thêm cho sinh hoạt của các bệnh nhân. Đây không phải dự án kêu gọi từ thiện mà chính là bán những tác phẩm của bệnh nhân, y bác sỹ cùng các tác giả khác đã thực hiện. Họ có thể vẽ những tác phẩm chưa đủ ấn tượng nhưng giá trị là ở những điều họ nói ra thông qua nghệ thuật.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Sơn La và tỉnh Thanh Hóa năm 2024
Chiều ngày 20/12, tại Thành phố Thanh Hóa, UBND tỉnh Sơn La phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch giữa hai tỉnh năm 2024. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; đại diện các Vụ, Cục thuộc Bộ Công thương; lãnh đạo các Sở, ngành, huyện thị, các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, doanh nghiệp, doanh nhân các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Sơn La và Thanh Hóa.
Những điểm du lịch sinh thái trong lòng thành phố
Giữa thành phố náo nhiệt, có những không gian xanh yên bình đang được đưa vào phát triển du lịch sinh thái, mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm ấn tượng, khó quên.
Khám phá động Tiên Sơn – Vĩnh Lộc
Ai đã từng đến với vùng non nước Kim Sơn, đắm say lòng mình trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình, hội sơn tụ thủy đều phải thốt lên rằng: Nơi đây thực sự là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho đất và người Vĩnh An (Vĩnh Lộc).
Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khu vực Bắc miền Trung lần thứ XI nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 18/12, tại Thành phố Thanh Hóa đã diễn ra Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khu vực Bắc miền Trung lần thứ XI nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự Đại hội có đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Bản Mạ vui ngày hội
Từng là một bản nghèo nằm biệt lập bên dòng sông Chu, vài năm trở lại đây, bản Mạ, huyện Thường Xuân đã xuất hiện trên bản đồ du lịch miền tây Thanh Hóa như một "làn gió mới", trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch. Trong không khí rộn ràng của mùa lễ hội cuối năm, bản Mạ như khoác lên mình một tấm áo mới rực rỡ sắc màu, như mời gọi du khách muôn phương dừng chân ghé thăm.
Khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”
Nhân kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố Thanh Hóa (1994 - 2024) và 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024), sáng ngày 17/12, tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa tổ chức khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”. Dự lễ khai mạc có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Thanh Hóa; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và các phường, xã, trường học trên địa bàn thành phố.
Gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị cho triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng”
Triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng” là hoạt động ý nghĩa, hướng tới kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Hiện nay, Ban tổ chức đang gấp rút hoàn thiện những công việc cuối cùng cho cuộc triển lãm.
Lễ hội đền Đồng Cổ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Lễ hội đền Đồng Cổ, xã Yên Thọ, huyện Yên Định được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Top những điểm đến nội địa được khách Việt lựa chọn dịp Tết 2025
Booking.com - một trong những nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới vừa công bố 10 điểm đến trong nước được khách Việt yêu thích nhất dịp Tết Nguyên Đán 2025.
Thành phố Thanh Hoá – Vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử
Thành Hạc xưa – thành phố Thanh Hoá ngày nay - đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hoá không chỉ là nơi được thiên nhiên ưu đãi cho cảnh quan vừa tươi đẹp, vừa hùng vĩ với núi cao, sông dài… mà còn là nơi hội tụ nhiều giá trị truyền thống văn hoá, lịch sử, tạo nên bản sắc riêng, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.