Nghị quyết 68 tạo động lực phát triển nghề chế biến thủy sản ở Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển nghề chế biến thủy hải sản. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, ngành nghề này vẫn phát triển nhỏ lẻ, thiếu khả năng cạnh tranh. Vì vậy, việc ra đời nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng để các cơ sở chế biến thủy hải sản ở Thanh Hóa đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng lực chế biến.
Gia đình bà Nguyễn Thị Đậy, ở thôn Hải Tiến, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương đã duy trì nghề chế biến nước mắm truyền thống và các mặt hàng hải sản 25 năm qua. Mặc dù vậy, nghề chế biến phát triển nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình nên việc xây dựng thương hiệu, tạo sức cạnh tranh trên thị trường vẫn còn nhiều hạn chế.
Việc ra đời nghị quyết 68, sẽ là điều kiện thuận lợi để những cơ sở chế biến nhỏ lẻ như bà Đậy thay đổi tư duy, phát triển sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Đậy, Thôn Hải Tiến, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Ông bà đã có nghề truyền thống từ lâu, phải phát triển để theo kịp với thị trường. Nhờ nhà nước hỗ trợ đất đai và vốn liếng, để cái nghề này vẫn phát triển được".
Cơ sở chế biến nước mắm Cự Nham, của gia đình ông Thạch Văn Chụp, ở xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương đã tạo dựng được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường. Đến nay, cơ sở nước mắm này đã có sản phẩm đạt OCOP 4 sao.
Với kỳ vọng về nghị quyết 68 sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp chế biến nước mắm này tiếp cận về nguồn vốn, đất đai, áp dụng cộng nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao thu nhập, đặc biệt là tiếp cận thị trường xuất khẩu.

Ông Thạch Văn Chụp, Xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Doanh nghiệp mong muốn được nhà nước cho vay vốn ưu đãi, để chúng tôi có vốn làm ăn, đầu tư và phát triển".
Tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 80 doanh nghiệp và hàng nghìn hộ gia đình ở các địa phương ven biển làm nghề chế biến thủy, hải sản. Trong những năm qua, nghề chế biến đã nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân. Tuy nhiên, nghề chế biến thủy, hải sản vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán; vẫn mang hình thức sản xuất hộ gia đình, thiếu đầu tư áp dụng công nghệ vào sản xuất nên hiệu quả chưa cao. Nghị quyết 68 ra đời là luồng gió mới, tạo động lực để các cơ sở chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thay đổi tư duy, mạnh dạn đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.


Ông Lê Văn Lành, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Văn Lành, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Xã Quảng Nham rất được sự quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo của UBND huyện Quảng Xương, và sự phối hợp của các Ngân hàng như Ngân hàng Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội,... Hiện nay, bà con cần nhiều nguồn vốn, mong các Ngân hàng tiếp tục tạo cơ chế cho các doanh nghiệp để tiếp cận nguồn vốn, đầu tư phát triển, sản xuất".

Ông Nguyễn Đức Tại, Chủ tịch UBND xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Đức Tại, Chủ tịch UBND xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nghị quyết 68 đi vào triển khai thực hiện sẽ đẩy nhanh phát triển được ngành nghề, chế biến hải sản, tận dụng được nguồn lợi thủy sản tại địa phương để phát triển kinh tế, tạo đà để Nhân dân phát triển mạnh lĩnh vực này".
Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Đây cũng là điều kiện quan trọng thúc đẩy ngành chế biến thủy sản tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững; có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, góp phần nâng cao đời sống và thu nhập của người dân ở các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.


Nâng cao trình độ ngoại ngữ, chìa khóa hội nhập quốc tế
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngoại ngữ đã trở thành chiếc cầu nối quan trọng, giúp mỗi cá nhân tiếp cận tri thức, nắm bắt cơ hội để hội nhập quốc tế.

Tháng 5/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh tiếp tục tăng trưởng
Theo báo cáo của Sở Công Thương, trong tháng 5/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh tiếp tục tăng trưởng. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa trong tháng ước đạt 661,093 triệu USD, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 24% so với cùng kỳ năm 2024.

Mỗi năm, Việt Nam chi 200-300 triệu USD nhập gà đông lạnh
Nhu cầu tiêu thụ thịt gà của Việt Nam tăng liên tục từ năm 2022 trở lại đây do tác động của dịch tả lợn châu Phi tới đàn lợn khiến giá thịt lợn tăng mạnh, làm thịt gà trở nên cạnh tranh hơn.

Hàng hóa qua cảng biển giữ đà tăng trưởng mạnh
Theo Cục Hàng hải và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, 5 tháng đầu năm nay, lượng hàng hóa thông quan tại các cảng biển đạt trên 370 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc cấp thêm mã vùng trồng cho sầu riêng Việt Nam
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam. Thông tin này được công bố trong thời điểm mùa vụ sầu riêng tại Tây Nguyên đang cận kề, mở ra kỳ vọng lớn cho mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỉ USD trong năm 2025.

Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh
Dù lượng gạo xuất khẩu tăng, nhưng giá gạo của Việt Nam đã giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2024.

Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025
Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025. Đồng thời, coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ, nếu không hoàn thành thì phải kiểm điểm, xử lý.

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái
Sáng 23/5, tại huyện Nga Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa".

Công bố công cụ hỗ trợ phát triển tín dụng xanh
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức công bố Sổ tay Hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng – một bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy hệ thống tài chính xanh, bền vững.

Giá xăng quay đầu đi xuống, RON 95 còn hơn 19.500 đồng/lít
Giá xăng RON 95 tại kỳ điều hành hôm nay (22/5) được điều chỉnh giảm 60 đồng, còn giá dầu diesel tăng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.