ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nghị quyết phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2022

Ngày 1/8/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Nghị quyết số 95/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2022.

01/08/2022 20:40

Không để khoảng trống pháp lý đối với các vấn đề thực tiễn mới phát sinh

Chính phủ tiếp tục coi trọng công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong ba khâu đột phá chiến lược theo các chủ trương, nghị quyết của Đảng. Yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực cao nhất, quyết tâm thực hiện đúng tiến độ, phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan, nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện nội dung các dự án Luật, tạo sự đồng thuận cao, nâng cao chất lượng dự án Luật để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, tháng 10 năm 2022.

Đồng thời với việc xây dựng các dự án Luật trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ động rà soát các quy định pháp luật hiện hành nhằm khắc phục vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, xử lý các mâu thuẫn, chồng chéo và không để khoảng trống pháp lý đối với các vấn đề thực tiễn mới phát sinh; sửa đổi, bổ sung các Thông tư thuộc thẩm quyền; tổng hợp kiến nghị của các địa phương về các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Chính phủ yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, chấp hành nghiêm quy trình xây dựng, trình văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ngày 18/6/2022 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về một số nội dung về công tác xây dựng thể chế, pháp luật tại Công văn số 301/TTg-PL ngày 6/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền. Đồng thời, các bộ, cơ quan, địa phương tập trung các nguồn lực tổ chức thi hành pháp luật có hiệu quả và tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật. Trong quá trình thực thi pháp luật, nếu có vướng mắc, bất cập cần kịp thời báo cáo các cấp có thẩm quyền xử lý.

Nội dung các dự án Luật, Đề nghị xây dựng luật được trình tại Phiên họp Chính phủ đã cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cam kết quốc tế nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách trong thực tiễn; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phối hợp, kiểm soát quyền lực chặt chẽ trong quản lý nhà nước.

Chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Chính phủ thống nhất với sự cần thiết ban hành dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Nội dung của dự án Luật đã cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cam kết quốc tế về công tác phòng, chống rửa tiền. Chính phủ thống nhất thông qua nội dung dự án Luật; giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến của Thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo hướng:

- Việc xây dựng dự án Luật phải phù hợp với hệ thống chính trị, điều kiện, bối cảnh của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; khắc phục các vướng mắc, bất cập của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự án Luật phải bao quát các lĩnh vực mà các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện hành vi "rửa tiền", bao gồm cả các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính, tổ chức khác và cá nhân có liên quan.

- Về chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, tiếp tục thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan; việc xây dựng dự án Luật này không làm thay đổi thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, nhưng cần quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ về phòng, chống rửa tiền của các bộ, cơ quan phù hợp với chức năng quản lý nhà nước được giao; quy định rõ trách nhiệm chủ trì, phối hợp của các bộ, cơ quan trong công tác phòng, chống rửa tiền.

- Không quy định vấn đề tổ chức, bộ máy trong dự án Luật theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thống nhất việc sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 49 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại dự thảo Luật. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng Đề án về cơ quan có chức năng phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

- Về mở rộng đối tượng báo cáo đối với các hoạt động mới phát sinh nhưng chưa có khung pháp lý điều chỉnh, quy định nguyên tắc trong luật và giao Chính phủ quy định các hoạt động mới phát sinh có tiềm ẩn rủi ro về rửa tiền. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan cần khẩn trương nghiên cứu, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các đối tượng mới (nêu trên) đã có hoạt động trong thực tiễn nhưng chưa có khung pháp lý để điều chỉnh.

- Về vấn đề cá nhân có ảnh hưởng chính trị (PEP), thống nhất với đề xuất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 4.

Giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo việc hoàn thiện dự án Luật phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nội dung của dự án Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bám sát các chính sách đã được Chính phủ thông qua trong Đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Chính phủ thống nhất với các nội dung dự án Luật; giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến của Thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo hướng:

- Trên cơ sở tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2022, dự thảo Luật cần khắc phục được các vướng mắc, bất cập trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc xây dựng dự án Luật phải bảo vệ, bảo đảm thực thi các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tiêu dùng. Đồng thời với việc quy định quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng, cần quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức kinh doanh với người tiêu dùng.

- Đẩy mạnh công tác phân cấp, phân quyền và chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ trong quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Bảo đảm đồng bộ, thống nhất giữa các quy định của dự án Luật này với pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý hành chính, hình sự, dân sự. Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tổ chức thi hành pháp luật, quản lý nhà nước, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Giao Bộ trưởng Bộ Công Thương thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4.

Giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo việc hoàn thiện dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Không quy định cụ thể mức hỗ trợ phí bảo hiểm rủi ro do thảm họa, sự cố trong dự thảo Luật Phòng thủ dân sự

Chính phủ thống nhất về mục tiêu, quan điểm xây dựng và nội dung cơ bản của dự án Luật Phòng thủ dân sự, về một số nội dung quan trọng của dự án Luật, Bộ Quốc phòng nghiên cứu tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, chỉnh lý theo hướng:

- Về quy định tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự, nội dung này có 2 loại ý kiến khác nhau nên Chính phủ thống nhất trình xin ý kiến Quốc hội 2 phương án. Đa số Thành viên Chính phủ lựa chọn phương án quy định tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự trong dự thảo Luật để có đầy đủ cơ sở pháp lý xử lý các vấn đề phát sinh của thực tiễn. Ý kiến khác của Thành viên Chính phủ đề nghị không quy định về tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự trong dự thảo Luật và khẩn trương xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp theo nhiệm vụ đã được xác định tại Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 17/2/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia. Bộ Quốc phòng hoàn thiện Tờ trình có lập luận cụ thể ưu điểm, nhược điểm của từng phương án để Quốc hội có cơ sở xem xét, quyết định. Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát các luật liên quan để bảo đảm phù hợp, thống nhất, tránh xung đột; bổ sung các biện pháp cần thiết chưa được quy định ở các luật hiện hành để có cơ sở áp dụng, đồng thời tránh khoảng trống pháp lý.

- Về quy định mức hỗ trợ phí bảo hiểm rủi ro do thảm họa, sự cố tại Luật Phòng thủ dân sự, Chính phủ thống nhất không quy định cụ thể mức hỗ trợ phí bảo hiểm rủi ro do thảm họa, sự cố trong dự thảo Luật; Luật chỉ quy định mang tính nguyên tắc và giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn và đồng bộ với pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

- Về quy định cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự, Chính phủ thống nhất cần có cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự để chỉ đạo, đôn đốc, tham mưu cho các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ về phòng thủ dân sự, nhưng không quy định cụ thể trong dự thảo Luật và giao Chính phủ quy định. Giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan xác định hình thức của cơ quan này theo hướng giảm đầu mối, không phát sinh tổ chức, bộ máy, bảo đảm công tác chỉ đạo hiệu quả thực chất, tránh hình thức.

Giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Luật; giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.

Giao Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh chỉ đạo việc hoàn thiện dự án Luật phòng thủ dân sự.

Mở rộng phạm vi điều chỉnh đến tất cả các loại giao dịch điện tử

Chính phủ thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu xây dựng và các nội dung cơ bản của dự án Luật giao dịch điện tử (sửa đổi), phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Việc sửa đổi Luật nhằm khắc phục những bất cập của Luật giao dịch điện tử hiện hành, hoàn thiện khung pháp lý để phát triển giao dịch điện tử toàn diện; ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ, phát triển và ứng dụng các công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực trong giao dịch điện tử; áp dụng đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy việc sử dụng và phát triển giao dịch điện tử.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan, tổ chức liên quan rà soát, hoàn thiện các quy định cụ thể của dự thảo Luật theo hướng:

- Mở rộng phạm vi điều chỉnh đến tất cả các loại giao dịch điện tử của các chủ thể là Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân; bảo đảm giá trị pháp lý của giao dịch điện tử; bảo đảm giao dịch điện tử an toàn, tin cậy, chính xác, thuận tiện, phòng ngừa việc lợi dụng, lừa đảo; phát triển các dịch vụ tin cậy và hỗ trợ giao dịch điện tử, hệ thống thông tin, nền tảng số phục vụ giao dịch điện tử.

- Đẩy mạnh giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giao dịch điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước với tổ chức, doanh nghiệp, người dân; tăng cường giao dịch điện tử trong tất cả các ngành, lĩnh vực, thúc đẩy giao dịch trực tuyến các hoạt động giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại của các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng; tạo điều kiện việc khai thác, quản lý, sử dụng dữ liệu của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong giao dịch điện tử; làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan, địa phương trong hoạt động giao dịch điện tử, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế, bảo đảm tính thống nhất của hệ thông pháp luật.

Giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật; giao Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.

Giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo việc hoàn thiện dự án Luật giao dịch điện tử (sửa đổi).

Có các biện pháp hiệu quả giải quyết xu hướng già hóa dân số

Chính phủ thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu xây dựng Luật dân số nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của các quy định hiện hành; thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về công tác dân số trong tình hình mới.

Việc kế thừa và nâng quy định hiện hành lên thành Luật nhằm bảo đảm hiệu lực pháp lý của các quy phạm liên quan đến quyền con người, trách nhiệm của công dân, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước là cần thiết. Các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật cần thể hiện tư duy phù hợp với bối cảnh, điều kiện mới ở trong nước và quốc tế, có các biện pháp hiệu quả giải quyết xu hướng già hóa dân số, tận dụng lợi thế của cơ cấu dân số vàng phục vụ sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, đánh giá các quy định pháp luật liên quan, lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, bổ sung các chính sách, giải pháp bảo đảm tính toàn diện, thống nhất, khả thi, không chồng chéo, tránh khoảng trống pháp lý; chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Dân số bảo đảm tiến độ và chất lượng, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đưa Đề nghị xây dựng Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 của Quốc hội khóa XV (trình cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 năm 2024 và thông qua vào kỳ họp thứ 8 năm 2024 Quốc hội khóa XV).

Giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo việc hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật dân số.


Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Công an thị xã Bỉm Sơn nhanh chóng bắt giữ 2 đối tượng trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an thị xã Bỉm Sơn nhanh chóng bắt giữ 2 đối tượng trộm cắp xe máy liên tỉnh

09:36 , 21/11/2024

Do sơ hở trong bảo vệ tài sản, ngày 12/11/2024, chị H.T.M.L sinh năm 2002 ở phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn đã bị kẻ gian bẻ khoá trộm cắp một chiếc xe máy.

Tấn công, gây thương tích cho đối phương để giải quyết mâu thuẫn “hộ” bạn bè

Tấn công, gây thương tích cho đối phương để giải quyết mâu thuẫn “hộ” bạn bè

09:31 , 21/11/2024

Trong quá trình ăn uống tại đám cưới của gia đình anh Đoàn Văn Phú, địa chỉ tại thôn Mỹ Sơn, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Trịnh Đức Minh Thành, sinh năm 2007; Bùi Minh Tài, sinh năm 2005 đã tấn công do có mâu thuẫn với mâu thuẫn với T.V.H, sinh năm 2003.

Xích mích trong lúc đá bóng - hai anh em gây thương tích cho bạn học cùng trường

Xích mích trong lúc đá bóng - hai anh em gây thương tích cho bạn học cùng trường

09:22 , 21/11/2024

Do mâu thuẫn phát sinh trong việc đá bóng, Nguyễn Hoàng Anh, sinh năm 2009 và Lê Đình Ninh, sinh năm 2007 đều cư trú tại thôn Ninh Phúc, xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương đã có hành vi thách thức, đánh nhau và gây thương tích cho Nguyễn Đức Huy, sinh năm 2008, cư trú tại tổ dân phố Xuân Uyên, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương

Bài học đắt giá cho hành vi cố tình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Bài học đắt giá cho hành vi cố tình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

09:24 , 20/11/2024

Toà án nhân dân huyện Bá Thước vừa tổ chức Phiên toà xét xử lưu động vụ án vi phạm các quy định về sử dụng đất đai.

Công an huyện Nông Cống điều tra làm rõ đối tượng trộm cắp rào chắn trên tuyến cao tốc Bắc - Nam

Công an huyện Nông Cống điều tra làm rõ đối tượng trộm cắp rào chắn trên tuyến cao tốc Bắc - Nam

09:49 , 19/11/2024

Vào hồi 16 giờ 00 ngày 24/10/2024, Công an xã Công Liêm, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá nhận được tin báo của ông Ng.V.D, sinh năm 1969, Tổ trưởng tổ ANTT thôn Tuy Yên, xã Công Liêm, huyện Nông Cống về việc trên địa bàn bị mất trộm 15 tấm rào chắn (trị giá khoảng 20 triệu đồng); được lấy từ hàng rào dựng hai bên đường cao tốc thuộc hạng mục đường giao thông, dùng để ngăn cách giữa cao tốc Bắc - Nam và đường dân sinh thuộc thôn Tuy Yên, xã Công Liêm, huyện Nông Cống.

Phát sinh mâu thuẫn trong quá trình đi làm rừng, dẫn đến vụ việc cố ý gây thương tích

Phát sinh mâu thuẫn trong quá trình đi làm rừng, dẫn đến vụ việc cố ý gây thương tích

09:43 , 19/11/2024

Công an huyện Thạch Thành đang giải quyết vụ việc đánh nhau gây thương tích xảy ra tại xã Thành Long, huyện Thạch Thành xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ khi cùng nhau đi làm rừng.

Vừa mãn hạn tù vào buổi sáng buổi trưa đã quay lại con đường phạm tội

Vừa mãn hạn tù vào buổi sáng buổi trưa đã quay lại con đường phạm tội

09:38 , 19/11/2024

Ngay trong ngày mãn hạn tù tại trại giam Thanh Cẩm, Lại Duy Vương, sinh năm 1985, trú tại phường Đằng Hải, quận Hải An, TP.Hải Phòng lại quay lại con đường phạm tội khi thực hiện hành vi trộm cắp chiếc xe của chính người chạy xe ôm đã chở Vương đi bắt xe về quê.

Công an huyện Quảng Xương triệt xoá điểm mua bán trái phép chất ma tuý trên địa bàn

Công an huyện Quảng Xương triệt xoá điểm mua bán trái phép chất ma tuý trên địa bàn

09:35 , 19/11/2024

Qua công tác nắm tình hình trên địa bàn, Công an huyện Quảng Xương đã dựng lên nhóm đối tượng cộm cán với nhiều tiền án, tiền sự có các hành vi liên quan đến tội phạm ma tuý. Công an huyện Quảng Xương đã phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Công an tỉnh Thanh Hoá để lập chuyên án đấu tranh, triệt phá.

Giả mạo đại lý bán vé máy bay Tết 2025 để lừa đảo

Giả mạo đại lý bán vé máy bay Tết 2025 để lừa đảo

08:49 , 19/11/2024

Giả mạo đại lý bán vé máy bay Tết 2025 để lừa đảo là 1 trong 3 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua được Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo.

Xử lý nghiêm thuê bao thực hiện cuộc gọi rác, lừa đảo

Xử lý nghiêm thuê bao thực hiện cuộc gọi rác, lừa đảo

08:10 , 18/11/2024

Hiện nay, bên cạnh việc tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động xác thực Cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Thông tin và Truyền thông đang tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm thuê bao thực hiện cuộc gọi rác, lừa đảo.