Nghi Sơn: Doanh nghiệp có 4 sản phẩm OCOP
Phát huy lợi thế của địa phương có nghề đánh bắt hải sản, Chị Lê Thị Liễu, ở Phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập công ty, mở rộng phát triển nghề chế biến hải sản. Hiện nay, doanh nghiệp do chị làm chủ đang có 4 sản phẩm OCOP và tạo việc làm thường xuyên cho 50 lao động trên địa bàn.
Chị Lê Thị Liễu sinh ra ở vùng quê ven biển của phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, nơi có nhiều hộ dân sống bằng nghề khai thác và buôn bán hải sản. Nhưng khác với bà và mẹ chỉ mua bán nhỏ lẻ, khi trưởng thành, chị Liễu khởi nghiệp bằng nghề chế biến hải sản để có thể tiêu thụ được lượng lớn hải sản cho bà con và cũng là điều kiện để tăng thu nhập cho gia đình. Từ một cơ sở chế biến nhỏ với số vốn ít ỏi, sau 4 năm làm nghề, năm 2013, chị đã thành lập Công ty TNHH chế biến hải sản Hiệp Anh, đồng thời liên kết với nhiều hộ khai thác thủy sản để chủ động nguyên liệu.

Chị Lê Thị Liễu (áo vàng), Giám đốc Công ty TNHH chế biến hải sản Hiệp Anh, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Chị Lê Thị Liễu, Giám đốc Công ty TNHH chế biến hải sản Hiệp Anh, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tôi đầu tư cho 50 hộ dân về ngư lưới cụ để họ đánh bắt hải sản bán cho mình, vì vậy nên giá cả ổn định, nguyên liệu đảm bảo tươi ngon".
Hiện nay, Công ty Hiệp Anh có trên 20 sản phẩm hải sản chế biến các loại, trong đó có 4 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP, gồm: mực khô, cá cơm khô, moi khô và nước mắm. Công ty đang tiếp tục xây dựng thêm 2 sản phẩm OCOP trong năm 2025 này. Hiện doanh nghiệp do chị làm chủ đã tạo việc làm việc làm thường xuyên cho 50 lao động và gần 100 lao động thời vụ với mức thu nhập ổn định.


Chị Lê Thị Mười, Tổ dân phố Đông Hải, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Chị Lê Thị Mười, Tổ dân phố Đông Hải, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tôi thấy công việc ở đây ổn định, đảm bảo kinh tế, lương từ 7 - 8 triệu đồng. Bên cạnh đó lại gần nhà, thuận lợi cho chăm sóc con cái đi học".
Để mở rộng thị trường tiêu thụ, chị Liễu đã tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ hầu khắp các tỉnh, thành miền Bắc, miền Trung và xuất khẩu sang Trung Quốc, với doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Không những làm kinh tế giỏi, chị Lê Thị Liễu còn tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng, an sinh xã hội mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thấp hơn quy định
Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất huy động cũng như cho vay của các ngân hàng đã giảm hơn so với thời gian trước đây. Đặc biệt là lãi suất cho vay ngắn hạn đã giảm xuống thấp hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thanh Hóa hỗ trợ tích tụ 5.000 ha đất sản xuất lúa quy mô lớn
Thực hiện Nghị quyết số 192 ngày 16/10/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ 25 tỷ đồng thuê đất để tích tụ, tập trung đất đai sản xuất lúa quy mô lớn, theo chuỗi giá trị, áp dụng quy trình VietGap với tổng diện tích hỗ trợ 5.000 ha.

Chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGap
Nhiều hộ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng kỹ thuật mới, hiện đại vào chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGap, nhằm thúc đẩy quy trình sản xuất sạch và bền vững. Nhờ đó,giảm dịch bệnh, tiết kiệm chi phí đầu tư và cho lợi nhuận cao hơn.

Ứng dụng công nghệ cao thông minh trong sản xuất lúa chất lượng cao
Chiều ngày 23/4, tại huyện Yên Định, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Yên Định tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Ứng dụng công nghệ cao thông minh trong sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ bền vững, gắn với tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn".

Thanh Hóa tập trung các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng GRDP
Quý 1 năm nay, Thanh Hóa đạt tốc độ tăng trưởng GRDP ở mức 7,57%. Mức tăng trưởng này thấp hơn so với mục tiêu 9,79% trở lên trong kịch bản tăng trưởng quý 1. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức, đây vẫn được xem là mức tăng trưởng tích cực.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp là cơ sở quan trọng để thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương. Do đó, tỉnh Thanh Hoá đang đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp ưu tiên nguồn lực, tập trung đầy nhanh tiến độ thi công dự án. Đồng thời, chỉ đạo các sở ngành, địa phương rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đồng hành cùng nhà đầu tư trong quá trình thực hiện.

Các ngân hàng khuyến khích gửi tiền kỳ hạn dài ở các ngân hàng
Tiền gửi có kỳ hạn là một hình thức đầu tư sinh lời an toàn giúp khách hàng tích lũy tài chính dần dần để thực hiện những mục tiêu lớn trong cuộc sống. Hiện các ngân hàng đang áp dụng các mức lãi suất huy động khác nhau khi khách hàng gửi tiền các kỳ hạn dài từ 24 đến 36 tháng.

Ngân sách thặng dư 300 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2025
Bộ Tài chính cho biết lũy kế 3 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt trên 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán; tổng chi ước đạt 428 nghìn tỷ đồng, bằng 16,8% dự toán. Nhờ đó, ngân sách thặng dư gần 300 nghìn tỷ đồng.

Dự báo giá xuất khẩu gạo Việt sớm khởi sắc trở lại
Các chuyên gia nhận định, gạo xuất khẩu của Việt Nam ở phân khúc chất lượng cao và có thương hiệu, nên giá xuất khẩu dự báo sẽ sớm khởi sắc trở lại.

Đánh giá kết quả quý I hoạt động uỷ thác vốn vay tín dụng chính sách ở Mường Lát
Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mường lát vừa tổ chức phiên họp quý I năm 2025, đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.