Nghi Sơn: Hơn 100 hộ dân sản xuất rau hữu cơ
Sản xuất rau theo phương thức hữu cơ đang là xu thế phát triển bền vững trong nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nắm bắt điều đó, 4 năm qua, Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 đã phối hợp với trường Đại học Hồng Đức tổ chức thực hiện mô hình sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn thị xã Nghi Sơn. Đến nay, mô hình này đã và đang được nhân rộng.
Gia đình ông Lê Hữu Dựa, phường Tĩnh Hải có hơn 2 sào đất màu chuyên sản xuất rau quanh năm. Nếu như trước đây làm thức truyền thống, sử dụng các loại vật tư nông nghiệp hóa học chi phí cao nên giá trị kinh tế chỉ đạt từ 30 - 40 triệu đồng 1 năm. Từ năm 2023 đến nay, được tham gia lớp tập huấn của Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 và Trường Đại học Hồng Đức phối hợp tổ chức, gia đình ông Dựa đã biết ứng dụng đầy đủ quy trình sản xuất rau hữu cơ từ chăm sóc đến thu hoạch. Nhờ đó, đã giảm chi phí đầu vào, thu nhập đạt trên 100 triệu đồng 1 năm. Ông Lê Hữu Dựa cho biết: "Được tập huấn của dự án làm rau hữu cơ vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng tôi làm phổ biến là rất đảm bảo, mà qua hướng dẫn của bên tập huấn thì chúng tôi làm phân hữu cơ vi sinh thì là nó tốt hơn, mà đảm bảo thân thiện môi trường hơn".

Cùng với gia đình ông Dựa, hơn 100 hộ dân trên địa bàn thị xã Nghi Sơn đã được tham gia mô hình sản xuất rau hữu cơ của Công ty TNHH điện Nghi Sơn 2. Theo đó, các hộ dân đã được giảng viên trường đại học Hồng Đức chuyển giao kỹ thuật làm phân vi sinh từ rác thải nhà bếp và phế phẩm nông nghiệp; chế biến thuốc trừ sâu sinh học.

Đặc biệt, năm 2024, các hộ còn được tập huấn kỹ thuật đóng gói sản phẩm tạo mã QR code, mỗi hộ một mã riêng để khách hàng biết rõ nguồn gốc sản phẩm, đăng công khai trên trang Diễn Đàn Canh tác Hữu cơ https://organicforum.blogspot.com/. Đến nay, các hộ tham gia mô hình đều ứng dụng sản xuất toàn bộ diện tích rau theo hướng hữu cơ, quy mô mỗi hộ từ 2- 3 sào đất. Tiến sỹ Mai Thành Luân, Giảng viên Khoa nông lâm ngư nghiệp - Trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa cho biết: đến nay, mô hình dựa án này được bà con đón nhận rất nhiệt tình, các hộ biết ứng dụng đầy đủ quy trình sản xuất, sản phẩm khi được bán với giá cao hơn thì khả năng duy trì mô hình của các hộ dân sẽ khả thi.
Ông Michael W. Savidge, Phó Tổng giá đốc NS2PC, Giám đốc Nhà máy Nhiệt Điện Nghi Sơn 2 cho biết: "Rác thải là tài nguyên, xác định được điều này, Công ty chúng tôi hỗ trợ bà con địa phương sản xuất rau hữu cơ cho sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng, trong đó có cán bộ công nhân Công ty Điện Nghi Sơn 2, vì chúng tôi là khách hàng của họ. Mong là mô hình này sẽ duy trì và phát triển rộng rãi hơn".

Nhờ sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật, diện tích rau của các hộ tham gia dự án phát triển tốt, chất lượng cao, được đưa vào bán trong hệ thống các siêu thị trên địa bàn, giá trị kinh tế tăng gấp 2- 3 lần so với trước đây. Đây cũng là mô hình điểm để thị xã Nghi Sơn tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất trong thời gian tới.

Gần 224.000 tỉ đồng cho vay phát triển kinh tế
Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hoá có 115 tổ chức tín dụng đang hoạt động, với 181 phòng giao dịch. Tính đến hết tháng 3/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt gần 224.000 tỉ đồng, tăng 1,25% so với cuối năm 2024.

Bộ Công thương chịu trách nhiệm điều hành giá xăng dầu
Từ ngày 2/5 tới đây, việc công bố giá cơ sở xăng dầu sẽ do một đầu mối là Bộ Công Thương thực hiện, thay cho mô hình tổ liên ngành Tài chính - Công Thương vốn được duy trì nhiều năm nay.

Giảm 30% tiền thuê đất
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 87/2025 quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024.

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%
Nhận định kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với thương chiến, xung đột địa chính trị và nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, Chính phủ đề nghị các bộ, cơ quan, địa phương không bi quan mà tận dụng cơ hội, tháo gỡ khó khăn để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay từ 8% trở lên, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Phát triển mô hình dược liệu tại huyện Thường Xuân
Huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân - Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy phát triển mô hình sản xuất dược liệu tại thôn Sơn Minh, xã Luận Thành.

Gần 224 nghìn tỉ đồng cho vay phát triển kinh tế
Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hoá có 115 tổ chức tín dụng đang hoạt động, với 181 phòng giao dịch. Tính đến hết tháng 3/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt gần 224 nghìn tỉ đồng, tăng 1,25% so với cuối năm 2024.

Quý 1 năm 2025, Thanh Hóa giải ngân vốn đầu tư công cao hơn bình quân chung cả nước
Đến hết quý 1 năm nay, Thanh Hóa đã giải ngân hơn 2.400 đồng vốn đầu tư công, bằng 16,9% kế hoạch vốn được giao, cao hơn 0,9% so với cùng kỳ năm 2024 và cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước. Năm 2025, Thanh Hóa được giao kế hoạch vốn đầu tư công trên 14.200 tỷ đồng.

Siết chặt nguyên liệu làm hàng xuất khẩu
Trước tình hình thương mại quốc tế diễn biến nhanh chóng, khó lường, Bộ Công thương vừa có văn bản gửi các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, đề nghị phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước để kịp thời nắm bắt thông tin, động thái thị trường nhằm chủ động phương án sản xuất và xuất khẩu.

Trong 3 tháng đầu năm 2025, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 11 tỷ USD
Đến hết tháng 3 năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 11 tỷ USD, tăng trên 34% so với cùng kỳ năm 2024.

Tận dụng tốt thương mại điện tử xuyên biên giới để xuất khẩu
Bộ Công Thương cho biết, thương mại điện tử xuyên biên giới chiếm từ 20 đến 22% giá trị thương mại điện tử toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng gấp 2,3 lần so với thương mại điện tử thông thường. Đây là cơ hội lớn cho các nhà sản xuất Việt Nam đang sở hữu nguồn nhân lực dồi dào, sản phẩm đa dạng và chính sách hỗ trợ ngày càng cởi mở.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.