Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Dự án xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa tại một số huyện biên giới tỉnh Thanh Hoá của Viện nông nghiệp Thanh Hóa được thực hiện tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh và Thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân với tổng diện tích 7.500 m2. Trong đó, dự án xây dựng một mô hình sản xuất giống hoa trong nhà lưới, với diện tích 1.500m2; một mô hình sản xuất hoa thương phẩm với diện tích 2.000m2 và 1 mô hình trồng rau thương phẩm 4.000m2. Dự án đã chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho trên 200 người dân được tập huấn các quy trình công nghệ thâm canh như: Công nghệ nhân giống hoa cúc bằng phương pháp giâm cành, nhân giống hoa hồng bằng phương pháp ghép; kỹ thuật sản xuất rau cải bẹ, trồng cà chua ghép trên gốc cà tím, sản xuất các loại rau ngắn ngày theo tiêu chuẩn VietGAP; kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền… Để sản xuất thành công các loại rau, hoa trồng trong nhà lưới, người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật, như: Áp dụng đúng các quy trình san xuất trong các khâu: chăm sóc, theo dõi chế độ sinh trưởng phát triển của cây theo chu kỳ; thu hái, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
Sau 2 năm thực hiện, mô hình đã tiếp nhận và làm chủ được 08 quy trình công nghệ chuyển giao sản xuất giống hoa, rau thương phẩm; các hộ dân đã sản xuất được 530.000 cây giống hoa cúc, 4.800 cây giống hoa hồng; xây dựng được các bản hướng dẫn kỹ thuật thâm canh các loại rau, hoa phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương; 100% các hộ dân đã thành thạo kỹ thuật sản xuất giống rau, hoa trong nhà lưới, phù hợp với điều kiện sản xuất tại các huyện biên giới tỉnh Thanh Hóa. Nhiều hộ dân đã làm chủ được kỹ thuật, mở rộng diện tích sản xuất rau và hoa hàng hóa. Thu nhập từ trồng rau và hoa cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa truyền thống. Một số vùng đã hình thành các khu sản xuất rau, hoa tập trung, tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, khí hậu của các huyện miền núi thường mưa lũ kéo dài, ngập lụt, nước từ thượng nguồn đổ xuống, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cây trồng. Vì vậy, thời gian tới Viện Nông nghiệp Thanh Hóa sẽ tiếp tục mở rộng địa bàn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân các huyện miền núi, phát triển thêm các mô hình trồng rau, hoa công nghệ cao; tăng cường liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cho người dân, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm rau, hoa đặc trưng của vùng.

Bà Lê Thị Mai, Phó trưởng phòng Phân tích thí nghiệm, Viện Nông nghiệp Thanh Hoá
Bà Lê Thị Mai, Phó trưởng phòng Phân tích thí nghiệm, Viện Nông nghiệp Thanh Hoá cho biết: " Chúng tôi đã chuyển giao các công nghệ cho người dân, nắm vững các quy trình công nghệ, đã sản xuất giống hoa và rau; tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân. Trong thời gian tới, phòng sẽ tiếp tục đào tạo các nguồn nhân lực và bổ sung thêm các thiết bị máy móc để phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu và sản xuất, mang lại hiệu quả cho người dân".
Vốn đã từng trồng thử một diện tích nhỏ bằng giống keo lai nuôi cấy mô và bước đầu cho kết quả khả quan, năm 2021, khi Viện Nông nghiệp Thanh Hóa triển khai dự án khuyến nông Trung ương trên địa bàn, gia đình anh Nguyễn Văn Thắng, ở thôn Minh Liên, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc trồng trên 5 ha keo lai bằng giống nuôi cấy mô dòng AH1. Đến nay, sau hơn 3 năm, keo có đường kính trung bình 15 cm, chiều cao cây 16 mét. Trữ lượng rừng đạt khoảng 150m3. Trong khi đó, so với diện tích rừng sử dụng giống keo tai tượng hạt được gia đình ông trồng từ năm 2017, thì đến nay, trữ lượng gỗ chỉ đạt 115m3/1 ha. Với diện tích keo lai nuôi cấy mô này, gia đình ông Thắng đang thu tỉa lần 1 và đến năm thứ 7 mới khai thác.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Thôn Minh Liên, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Keo mô sinh trưởng hát triển tốt, gấp đôi keo thường cùng thời gian trồng, tới đây chúng tôi sẽ tiếp tục trồng keo mô trên diện rộng để mang lại hiệu quả cao hơn cho người trồng rừng".
Tại các huyện Như Thanh và Như Xuân, nhiều năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa xây dựng 8 mô hình trồng rừng gỗ lớn, gồm các giống keo lai mô: AH1, AH 7, TB1 và keo lá tràm mô, trên diện tích 110 ha, với 50 hộ tham gia trồng rừng. Các hộ được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng thâm canh theo đúng quy trình kỹ thuật, đồng thời được tuyên truyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng các giống keo lai đủ tiêu chuẩn chất lượng để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng. Đánh giá bước đầu cho thấy, cùng thời gian sinh trưởng và phát triển, các điểm trồng rừng bằng giống Keo lai mô có nhiều ưu điểm và cho sinh khối gỗ cao hơn từ 1,6 đến 2 lần so với diện tích trồng rừng bằng giống keo tai tượng hạt nội và úc, khá phổ biến tại địa phương.

Ông Lê Như Viện, Công ty cổ phần Giống lâm nghiệp Thanh Hóa chia sẻ: "Trong sản xuất cây giống, tuỳ thuộc vào các loài cây, ví dụ như cây nuối cấy mô tế bào, quy trình chăm sóc phải khác keo hạt".

Bà Hồ Thị Quyên, Kỹ thuật viên, phòng Phân tích thí nghiệm, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Bà Hồ Thị Quyên, Kỹ thuật viên, phòng Phân tích thí nghiệm, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay, có tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giảm nuôi cấy mô, đảm bảo sạch bệnh, sạch virus trong phòng thú nghiệm, đảm bảo cây giống hoàn toàn mang đặc tính của cây mẹ".
Thông qua các mô hình nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật thâm canh cây trồng mới, người dân các địa phương có cơ sở lựa chọn nguồn giống phù hợp để phát triển kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích. Thời gian tới, Viện Nông nghiệp Thanh Hoá tiếp tục đẩy mạnh thu hút các nguồn lực, triển khai các đề tài, dự án hoạt động khoa học công nghệ trong nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, có giá trị kinh tế; phối hợp với chính quyền các địa phương tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nông dân về lợi ích khi tham gia mô hình sản xuất phát triển kinh tế bền vững.


85% người Việt dùng ứng dụng Zalo
Theo báo cáo mới nhất của Decision Lab, với 78 triệu người dùng thường xuyên, nền tảng Zalo đang dẫn đầu về tỷ lệ người Việt sử dụng, vượt qua cả facebook, viber, telegram.

Ngành công nghệ thông tin Việt Nam đang thiếu hụt 200.000 nhân lực so với nhu cầu
Theo Báo cáo Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam, đến năm 2025, ngành công nghệ thông tin sẽ cần khoảng 700.000 nhân lực mới. Tuy nhiên, nguồn cung hiện tại từ các cơ sở đào tạo trong nước chỉ đáp ứng khoảng 500.000 người. Điều này có nghĩa Việt Nam đang thiếu khoảng 200.000 lao động có trình độ và tay nghề.

Viettel là nhà mạng có chất lượng tốt nhất tháng 4/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ nền tảng i-Speed của Trung tâm Internet Việt Nam (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), tốc độ tải xuống trung bình của mạng băng rộng di động trên cả nước trong tháng 4/2025 đạt 77,19 Mbps, trong khi tốc độ tải lên trung bình là 27,37 Mbps. Đáng chú ý, chất lượng mạng di động trong tháng qua ghi nhận mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 2/2024.

31 đội tranh tài tại chung kết Sáng kiến Khoa học 2025
Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025 do VnExpress tổ chức đã bước vào vòng chung kết sau hơn 3 tháng triển khai. Trong số 199 hồ sơ vòng sơ loại, có 31 bài thi được chọn vào vòng chung kết dựa trên đánh giá của hội đồng giám khảo và bình chọn của độc giả.

Tập đoàn công nghệ Việt Nam mua công ty tư vấn công nghệ của Đức
Tập đoàn FPT vừa hoàn tất thương vụ mua công ty tư vấn công nghệ thông tin uy tín trong ngành năng lượng của Đức.

Hiệu ứng tích cực từ phong trào bình dân học vụ số
Thời gian qua, phong trào “Bình dân học vụ số” đã được một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa triển khai tích cực. Mục tiêu là hỗ trợ người dân các kỹ năng số để vận dụng trong đời sống.

Việt Nam có hơn 10.000 trạm 5G
Tính đến hết quý I/2025, các nhà mạng Việt Nam đã lắp đặt 10.600 trạm BTS 5G và dự kiến tăng 5 lần trong năm nay.

Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động
Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế, Bộ đã thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, xác định các thôn chưa có sóng băng rộng di động.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản
Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.