Nghiên cứu khẳng định thời gian ủ bệnh trung bình của Covid-19 là 5 ngày
Dựa trên những ước tính ban đầu, một nghiên cứu mới từ Trường Y tế Cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg đã khẳng định thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh Covid-19 do coronavirus mới gây ra là 5,1 ngày.

Nhấn để phóng to ảnh
Việc xác định được thời gian ủ bệnh được coi là chìa khóa để có thể kiểm soát sự lây lan dịch bệnh. Thời gian ủ bệnh được hiểu là thời gian giữa lần tiếp xúc ban đầu với một sinh vật gây bệnh và sự xuất hiện, khởi phát của các triệu chứng ở vật chủ.
Thời gian ủ bệnh có thể khác nhau đáng kể tùy thuộc vào từng loại bệnh. Ví dụ, thời gian ủ bệnh đối với bệnh cúm là từ 1 đến 3 ngày, trong khi đối với bệnh sởi, thời gian ủ bệnh là từ 9 đến 12 ngày trước khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tiến hành kiểm tra 181 trường hợp bệnh nhân đã được xác nhận dương tính với Covid-19 và cuối cùng, đi đến kết luận là: thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh là 5,1 ngày.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 97,5% những người bị nhiễm virus sẽ xuất hiện các triệu chứng đầu tiên trong vòng 11,5 ngày và thời gian 14 ngày theo khuyến nghị hiện tại để cách ly và tự cách ly đối với những trừng hợp nghi ngờ phơi nhiễm là khoảng thời gian tối ưu.
Chuyên gia Justin Lessler giải thích: “Dựa trên phân tích về dữ liệu có sẵn công khai, chúng tôi nhận thấy thời gian khuyến nghị 14 ngày là khoảng thời gian hợp lý để chủ động theo dõi và kiểm dịch, mặc dù trong khoảng thời gian này, một số trường hợp có thể sẽ bị bỏ qua trong thời gian dài”.
Bên cạnh đó, nghiên cứu mới cũng khẳng định sẽ có một số ít trường hợp mà trong đó, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài hơn 14 ngày. Thống kê cho thấy: trong số 10.000 đối tượng bị nhiễm virus Covid-19 thì có khoảng 101 trường hợp xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh sau 14 ngày.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng lưu ý rằng cần phải cân nhắc đến các yếu tố về chi phí kinh tế và xã hội cho kiểm soát dịch bệnh đối với hậu quả của việc bỏ qua trường hợp có dấu hiệu nhiễm bệnh. Trong một số trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao, chẳng hạn như nhân viên y tế tiếp xúc tiếp với bệnh nhân nhiễm virus mà không đeo thiết bị phòng hộ, việc thực hiện theo dõi tình trạng sức khỏe thêm sau khi kết thúc thời gian 14 ngày là cần thiết.
Jonathan Ball, giáo sư về virus học phân tử từ trường Đại học Nottingham cho biết: “Việc xác định thời gian ủ bệnh không dễ thực hiện vì rất khó để xác định chính xác thời điểm một người lần đầu tiên tiếp xúc với tác nhân truyền nhiễm”.
“Trong khi nghiên cứu cho thấy ở một số trường hợp, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài hơn 14 ngày nhưng, chúng tôi phải thừa nhận rằng mô hình ước tính thời gian ủ bệnh mà các nhà khoa học sử dụng đã dẫn đến các giả định quan trọng và có lẽ giả định liên quan chặt chẽ đến dữ liệu của nhóm nghiên cứu là giả định một người có thể có nguy cơ nhiễm bệnh ngay khi họ tiếp xúc với virus. Giả định này có thể chưa hoàn toàn đúng vì thời gian nhiễm bệnh thực sự có thể muộn hơn nhiều, trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm virus vào một ngày trước đó, thời gian ủ bệnh sẽ lâu hơn”.
Virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) có đặc điểm giống với virus gây bệnh SARS - hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng ở dạng viêm phổi nặng đến gần 90% và thời gian ủ bệnh trung bình của 2 bệnh này cũng tương tự nhau.
Bệnh SARS xuất hiện lần đầu ở Trung Quốc vào tháng 11 năm 2002 và nhanh chóng bùng phát và lan rộng ra 29 quốc gia trên toàn thế giới chỉ trong vòng vài tháng. Trong khi đó, corona cũng là dòng virus gây bệnh cảm lạnh thông thường nhưng thời gian ủ bệnh của bệnh này chỉ trong khoảng từ 1 đến 3 ngày.
Nhóm nghiên cứu lưu ý khái niệm thời gian ủ bệnh khác với thời gian có thể lây nhiễm. Thời gian từ khi tiếp xúc với mầm bệnh cho đến khi khởi phát các triệu chứng đầu tiên thường được gọi là thời kỳ ủ bệnh tiềm ẩn và thời gian này có thể ngắn hơn thời gian ủ bệnh.
Mặc dù giai đoạn biểu hiện triệu chứng của bệnh thường được xem là giai đoạn dễ lây nhiễm nhất, nhưng rất khó để xác định liệu một bệnh nhân mắc Covid-19 có khả năng lây nhiễm không khi họ xuất hiện triệu chứng ho. Bằng chứng trong nghiên cứu mới cho thấy thời gian ủ bệnh tiềm ẩn ngắn hơn thời gian ủ bệnh, nhưng cũng chưa xác định được chính xác khả năng lây nhiễm của người bệnh trong giai đoạn ủ bệnh không triệu chứng.
Ball giải thích: “Có rất ít bằng chứng cho thấy thời gian khuyến nghị cách ly hoặc tự cách ly trong 14 ngày đối với các trường hợp nghi ngờ nhiễm virus là chưa phù hợp. Ngoài ra, cũng không nhiều bằng chứng chỉ ra khả năng người bệnh phát tán virus trong giai đoạn không có triệu chứng”.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Annals of Internal Medicine.
P.K.L/Dân Trí
Theo New Atlas
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Việt Nam giành Giải Nhất bảng “GITEX Europe Award” tại sự kiện công nghệ lớn nhất Châu Á
Sản phẩm Nomi - Trợ lý tài chính cá nhân ứng dụng AI của Công ty Cổ phần Công nghệ ADT Global đã xuất sắc vượt qua hơn 350 doanh nghiệp và startup công nghệ đến từ 60 quốc gia, giành Giải Nhất bảng "GITEX Europe Award" trong khuôn khổ cuộc thi Supernova Pitch Competition.

Kỳ vọng thúc đẩy chuyển đổi số từ Nghị quyết 57
Nghị quyết 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị là một văn kiện chiến lược nhằm tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Việt Nam. Trong đó, với chuyển đổi số - nhiệm vụ đang được triển khai sâu rộng, Nghị quyết 57 sẽ là định hướng quan trọng, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số tại Thanh Hóa trong thời gian tới.

Ứng dụng công nghệ để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước
Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đến hết năm 2025, 100% dân số khu vực đô thị, 65% dân số khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch tập trung. Do vậy, các đơn vị, doanh nghiệp vận hành nhà máy nước trên địa bàn tỉnh đang tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý hệ thống cấp nước; nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về nước sạch.

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đã đi vào hoạt động
Tuyến cáp quang biển ADC cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel đưa vào vận hành. Dung lượng tối đa của ADC là 50Tbps, lớn nhất Việt Nam và bằng 125% lần tổng dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam trước khi tuyến ADC vận hành.

Khẩn trương số hóa tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
Bộ Nội vụ vừa ban hành văn bản đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ số hóa tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo Văn hóa – Nghệ thuật
Sáng 25/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với Câu lạc bộ khối trường đào tạo Văn hóa - Nghệ thuật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo văn hoá - nghệ thuật". Tiến sỹ Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh dự và phát biểu tại hội thảo.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất đường phèn
Năm 2017, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) đã chính thức đầu tư xây dựng Nhà máy đường Organic tại Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư trên 43 tỷ đồng. Nhờ đầu tư thiết bị hiện đại và ứng dung khoa học công nghệ vào sản xuất, nhiều sản phẩm đường phèn của Nhà máy đường Organic Lam Sơn không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Zalo là ứng dụng có số lượt tải lớn nhất Việt Nam
Theo báo cáo thường niên đánh giá về thị trường Internet và ngành công nghiệp số hóa vừa được We Are Social và Melwater công bố, Zalo là ứng dụng có lượt tải về lớn nhất tại Việt Nam, số liệu ghi nhận trong 3 tháng từ 1/9-30/11/2024.

Bổ sung băng tần, tăng tốc độ Internet WiFi tại Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa phê duyệt quy hoạch, bổ sung 500MHz phổ tần trong băng tần 6GHz cho các thiết bị mạng nội bộ không dây, thường được biết đến là WiFi, hoạt động theo hình thức miễn cấp phép.

Hiệu quả từ các mô hình Hợp tác xã
Với tư duy cách làm mới, nhiều Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Việc làm chủ công nghệ, ứng dụng các thiết bị thông minh đã góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.