Nghiên cứu, phát triển nguồn gen một số loài động, thực vật quý hiếm
(TTV) - Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, thuộc địa bàn huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là nơi có giá trị đa dạng sinh học cao, với 1.142 loài thực vật bậc cao có mạch, 1.631 loài động vật, trong đó có 113 loài trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Nhằm phát triển nguồn gen một số loài động thực vật quý hiếm, thời gian qua, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ hệ sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.
![]() |
Trước thực tế các loài lan rừng Hài Vân Bắc và Hài Lông chưa được nhân giống thành công, có nguy cơ suy giảm nguồn gen, anh Phạm Anh Tám và các cộng sự công tác tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đã thực hiện đề tài Nghiên cứu khai thác, phát triển nguồn gen lan Hài Vân Bắc, Hài Lông và Thủy Tiên hường cho vùng Bắc Trung Bộ. Để thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã điều tra hiện trạng tại 14 Khu Bảo tồn, Vườn quốc gia; phân tích đặc điểm các loài lan trên.
![]() |
Đồng thời xây dựng được quy trình, nhân giống, trồng, chăm sóc với quy mô 15 nghìn cây/ loài. Đến nay, các loài lan đã phát triển tốt, cây và hoa đẹp; giúp các tổ chức, cá nhân tiếp nhận, ứng dụng dễ dàng công nghệ nhân giống, nuôi trồng lan rừng; bảo tồn và phát triển các giống lan bản địa, khắc phục tình trạng suy kiệt tài nguyên thiên nhiên. Đề tài này đã đạt giải 3 cuộc thi sáng tạo kỹ thuật lần thứ 12, năm 2020- 2021 do Liên hiệp hội Khoa học công nghệ tỉnh tổ chức và được Bộ Khoa học – Công nghệ công nhận.
![]() Anh Nguyễn Mậu Toàn - Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân: Về mặt bảo tồn đã bảo tồn được giá trị của nguồn gen của 3 loài lan, là Hài lông, Thủy tiên hường và Hài Văn Bắc. Khu bảo tồn đã có phương án tiếp tục nhân rộng, phát triển tại các khu rừng đặc dụng Khu bảo tồn và kinh doanh để bảo tồn loài; có các quy trình kỹ thuật hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị và hộ gia đình có nhu cầu phát triển. |
Thời gian qua, Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đã điều tra, bổ sung 402 loài, phát hiện 3 loài thực vật mới; bổ sung 25 loài thú, 56 loài chim, 14 loài bò sát, 9 loài lưỡng cư. Khu bảo tồn cũng đã triển khai thực hiện nhiều Dự án nghiên cứu khoa học, như: Bảo tồn, phát triển loài Pơ mu, Sa mu thuộc ngành hạt trần; Trồng rừng bán ngập nước tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường vùng ven lòng hồ chứa nước Cửa Đạt; Điều tra, bảo tồn, cứu hộ và nuôi dưỡng các loài Rùa; Điều tra, bảo tồn và phát triển các loài trong họ Cầy; Trồng cây Lim xanh, Quế, Bách xanh, Re Hương; thử nghiệm các loài Cát Sâm, Thiên niên kiện dưới tán rừng…
![]() |
Để triển khai thực hiện các công trình trên, Khu Bảo tồn tập trung vào 3 lĩnh vực chính là: nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và bảo tồn. Qua đó điều tra, đánh giá các loại tài nguyên; thực hiện các mô hình mang lại sinh kế cho người dân, tạo các mô hình du lịch sinh thái. Đặc biệt đã phục hồi lại các loài động thực vật, các loại tài nguyên quý hiếm đã và đang bị suy giảm.
![]() Ông Đỗ Ngọc Dương - Phó Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân: Kết quả bước đầu chúng tôi đã đi đúng hướng trong nghiên cứu, rõ nhất là góp phần bảo vệ và gìn giữ được tài nguyên thiên nhiên động thực vật quý hiếm của tỉnh. Tương lại gần chúng tôi sẽ có nhiều chương trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật số, tạo ra các sản phẩm mới phục vụ người dân phát triển kinh tế, tạo nguồn dược liệu. |
Việc thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên cơ bản đã phát huy được hiệu quả trong thực tiễn, hỗ trợ đáng kể vào công tác quản lý, bảo vệ rừng. Qua đó rừng được bảo tồn và phát huy ngày càng hiệu quả, góp phần nâng cao khả năng phòng hộ đầu nguồn sông Chu và phát triển bền vững vùng hạ lưu của tỉnh./.
![]() |
Lan Anh – Thanh Tùng/ Bản tin Thời sự tối TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kinh tế Việt Nam vững vàng trong năm 2025 và 2026
Kinh tế Việt Nam sẽ vững vàng trong năm 2025 và năm 2026. Đây là dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á vừa công bố mới đây.

Khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng – Nghi Sơn
Chiều ngày 25/7, tại Cảng quốc tế Nghi Sơn, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công ty CP Tập đoàn MACSTAR tổ chức lễ khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng - Nghi Sơn.

Ổn định lãi suất hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Tính đến tháng 7, dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt trên 247 nghìn tỷ đồng, tăng trên 8% so với cuối năm 2024. Đáng chú ý, tín dụng tiếp tục hướng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.

Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, đảm bảo nguồn cung cho thị trường
Từ đầu năm đến nay, thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc với nhiều loại mặt hàng tăng giá. Đây là tín hiệu vui, đồng thời là cơ hội giúp các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Hơn 15.600 hộ dân được vay vốn chương trình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn
Thực hiện Quyết định số 31/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ gia đình không thuộc hộ nghèo ở các địa phương vùng khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất.

Hơn 58.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay phát triển sản xuất, kinh doanh
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7 đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng thông qua các chương trình ưu dãi, lãi suất cho vay hợp lý, đa dạng các dịch vụ ngân hàng.

Gần 31,6 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng Nghi Sơn
6 tháng đầu năm 2025, khối lượng hàng hóa xếp dỡ qua cảng Nghi Sơn đạt gần 31,6 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ. Kết quả này tiếp tục khẳng định vai trò của cảng Nghi Sơn là trung tâm logistics quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng xuất nhập khẩu của Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.

Cụm công nghiệp tạo việc làm cho gần 40.800 lao động
Thanh Hóa hiện có 115 cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo quỹ đất và hạ tầng sẵn sàng để thu hút các doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh đã thành lập mới 12 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập lên 49 với tổng vốn đăng ký đạt 13.405 tỷ đồng.

Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm gần 80% cơ cấu công nghiệp Thanh Hóa
Những năm gần đây, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của Thanh Hóa tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại. Đến nay, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo - lĩnh vực then chốt trong chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh đạt gần 80%, tăng 4,2% so với năm 2020.

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
Bộ Tài chính vừa có dự thảo tờ trình về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2026.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.