Ngỡ ngàng các bệnh khó tin từ… trang điểm
Các nhà khoa học tìm thấy trong son phấn và dụng cụ trang điểm của các quý cô vô số mầm bệnh gây nhiễm trùng ở da, đường tiêu hóa, tiết niệu…
Nghiên cứu mới từ Trường Khoa học đời sống và sức khỏe thuộc Đại học Aston (Brimingham, Anh) đã cho thấy chiếc bàn trang điểm xinh xắn của nhiều quý cô có thể là hang ổ kinh dị của hàng loạt mầm bệnh chết người.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi giáo sư – tiến sĩ Amreen Bashir đã thu thập 467 loại mỹ phẩm và dụng cụ trang điểm mà nhiều quý cô đang sử dụng, bao gồm 96 thỏi son, 92 cây chì kẻ mắt, 93 cây mascara, 107 thỏi son bóng và 79 dụng cụ trang điểm, đa số là các miếng bọt biển hay mút dùng để tán kem, phấn.

Nhấn để phóng to ảnh
Rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm có thể giấu mặt trong các loại mỹ phẩm và dụng cụ trang điểm của bạn - ảnh minh họa từ SHUTTERSTOCK
Các phân tích cho thấy 70-90% các dụng cụ làm đẹp này đã bị nhiễm những vi khuẩn nguy hiểm, trong đó các miếng bọt biển, mút trang điểm là hang ổ lớn nhất của các dòng họ vi khuẩn. Nguyên nhân có thể do việc các miếng bọt biển này thường xuyên được thấm ướt với nước và các loại kem dạng lỏng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc sinh trưởng nhiều hơn.
Các vi khuẩn phổ biến nhất có thể kể đến là S. aureus, E. coli, and Citrobacter freundii, vốn gây ra nhiễm trùng da, nhiễm trùng tiêu hóa và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đáng sợ hơn, một số mỹ phẩm và dụng cụ trang điểm bị để trong nhà vệ sinh cho tiện tay được phát hiện nhiễm cả… phân người.
35,6% các quý cô tình nguyện tham gia nghiên cứu thừa nhận họ trang điểm trong phòng vệ sinh và 64,4% các miếng bọt biển thậm chí bị đánh rơi thường xuyên xuống nền nhà. Với các sản phẩm khác, có 28,7% từng bị đánh rơi.
Theo giáo sư Bashir, nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm đáng sợ của những đồ vật tưởng chừng sạch sẽ nhất của quý cô là người ta không mấy khi vệ sinh chúng đúng cách, ngay cả sau khi đánh rơi. Việc sử dụng mỹ phẩm quá hạn cũng gây nên mối nguy hiểm tương tự.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng những vi khuẩn nói trên có thể là nguồn cơn của những đợt bệnh tái đi tái lại không rõ nguyên nhân. Chúng đặc biệt nguy hiểm với người có hệ miễn dịch kém. Các phát hiện vừa được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Applied Microbiolog.
Theo Người lao động
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đảm bảo điều trị và dự phòng lây chéo bệnh truyền nhiễm
Một số bệnh truyền nhiễm đang có dấu hiệu tăng mạnh. Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế đảm bảo công tác an toàn trong điều trị, tuyệt đối không để xảy ra lây nhiễm chéo.

Xử lý rác thải y tế bằng công nghệ tiên tiến
Nhờ thụ hưởng từ Dự án ''Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện'' sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã được đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế lây nhiễm theo công nghệ vi sóng kết hợp nghiền cắt trong cùng 1 khoang máy. Đây một trong những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường hiện nay.

Phòng tránh các bệnh lý về tiêu hoá trong mùa hè
Thời tiết mưa nắng thất thường, không khí nóng ẩm những ngày qua tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus và vi sinh vật gây bệnh về tiêu hoá sinh sôi, phát triển. Ghi nhận tại một số bệnh viện trong tỉnh, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý về tiêu hoá tăng từ 20 - 40% so với thời điểm tháng 6.

Bệnh viện tư nhân cần tăng tốc triển khai bệnh án điện tử
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 20 bệnh viện tư nhân nhưng đến nay, mới chỉ có 2 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử. Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đang yêu cầu các bệnh viện tư nhân đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành mục tiêu triển khai bệnh án điện tử trước tháng 10/2025.

Thực hiện cao điểm phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Ngành y tế Thanh Hoá thực hiện cao điểm phòng chống các bệnh truyền nhiễm
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, ngày 11/7, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng phối hợp với Kho K826, Cục Quân khí và UBND xã Yên Thọ, tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.