Ngôi chùa dát gần trăm tấn vàng, hàng ngàn viên kim cương và hồng ngọc
Được coi là ngôi chùa Phật giáo linh thiêng nhất Myanmar, chùa Shwedagon là kiệt tác kiến trúc với ngọn tháp và thân dát vàng, trên đỉnh đính hàng nghìn viên kim cương và hồng ngọc tráng lệ.
Chuyến du lịch tới Myanmar sẽ chưa thể vẹn tròn nếu chưa ghé thăm ngôi chùa 2500 năm lịch sử Shwedagon. Ngay cả với người dân bản địa, một chuyến hành hương tới ngôi chùa nghìn năm tuổi này luôn là niềm mơ ước trong đời.

Tọa lạc trên đỉnh đồi Singuttara, thành phố Yangon, đây là một trong những ngôi chùa Phật giáo linh thiêng nhất tại Myanmar. Nếu như khách quốc tế sẽ mua vé vào chùa ở cổng phía nam, thì người dân địa phương sẽ vào không mất phí tại các cổng Đông, Tây, Bắc còn lại.

Ban đầu, chùa chỉ cao 8,2m, nhưng đến nay, chùa Shwedagon cao gần 110m, được bao phủ gần trăm tấn vàng với đỉnh tháp nạm 4531 viên kim cương. Trong đó, viên kim cương lớn nhất 72 cara gắn trên cùng của bảo tháp. Xung quanh bảo tháp là 2317 viên hồng ngọc, bích ngọc.
Những tấm vàng dát mỏng được các tín đồ dâng lên chùa, nhờ thợ thủ công dát quanh tháp bằng kỹ thuật truyền thống. Được biết, việc dâng vàng có từ thời Hoàng hậu Shin Sawbu. Có thể nói, chùa Shwedagon là một trong những kỳ quan của thế giới tôn giáo và được coi là báu vật về kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật.

Chùa Shwedagon gồm hàng trăm ngôi đền nhiều màu sắc, bảo tháp và những bức tượng phản ánh thời đại kiến trúc kéo dài gần 2500 năm. Đỉnh tháp chính trong chùa cao 99m, xung quanh là 1000 tháp nhỏ, lưu giữ các báu vật của Phật giáo. Để có cái nhìn toàn diện về ngôi chùa, du khách nên dành thời gian trải nghiệm về biểu tượng Phật giáo tráng lệ này, cùng cuộc sống của người Myanmar.

Trải qua 2500 năm lịch sử, chùa Shwedagon từng được trùng tu nhiều lần do hư hại từ thảm họa tự nhiên và chiến tranh. Nơi đây từng hứng chịu ảnh hưởng của trận động đất năm 1769, đầu thế kỷ 20 và vụ hỏa hoạn lớn vào năm 1931, nhưng trên tất thảy, chùa Shwedagon vẫn đứng vững cùng thời gian. Đây cũng là ngôi chùa được coi mang tính biểu tượng cho sự đoàn kết dân tộc.

Hiện tại, chùa Shwedagon đang lưu giữ những báu vật thiêng liêng với các tín đồ Phật giáo, trong đó có cả 8 sợi tóc của Phật Thích Ca.
Cũng như nhiều đền thờ linh thiêng tại Myanmar, trước khi bước vào chùa Shwedagon, các tín đồ Phật giáo và khách hành hương phải bỏ giày dép bên ngoài, đi chân đất vào trong.
Du khách không mặc áo phông không tay và quần short, trang phục cần trang nghiêm lịch sự, tránh gây ồn ào, không quay lưng với tượng Phật dù chỉ chụp ảnh và có thái độ tôn trọng các nhà sư. Nếu muốn dâng lễ hay quyên tặng, du khách phải dùng cả hai tay.

Tại chùa Shwedagon, chỉ các nhà sư và nam giới mới được phép tới phần sân hiên ở đế tháp chính. Việc giới hạn phụ nữ tại các địa điểm tôn giáo cũng là nguyên tắc khá phổ biến ở Myanmar.
Theo Hoàng Hà/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông"
Tối 08/7, tại Nhà hát nghệ thuật Lam Sơn Thanh Hóa đã diễn ra lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung Bộ năm 2025. Các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị cùng đông đảo nghệ nhân, diễn viên và khán giả yêu nghệ thuật đã tới dự.

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế
6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ
Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.

Bản tin Văn hóa 4/7/2025
Bản tin Văn hóa 4/7/2025 có những nội dung chính sau: - Nghệ sĩ Việt duy nhất hát tại 3 lễ hội nhạc châu Âu - Lộ diện 2 đội thi xuất sắc nhất vào chung kết DIFF 2025 - 60 năm chặng đường âm nhạc

Thanh Hoá hướng tới xây dựng các sản phẩm: “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”. Những “điểm chạm” kết nối câu chuyện văn hóa - thiên nhiên - con người, hình thành nên chuỗi trải nghiệm liên kết phong phú, mang đậm dấu ấn.

Gần 15.000 khán giả Phenikaa "cháy hết mình" trong "cơn bão sắc màu" COLORSTORM 2025
Tối 29/6, gần 15.000 khán giả đã cùng “cháy hết mình” tại Quảng trường sự kiện Đại học Phenikaa trong lễ hội âm nhạc hoành tráng COLORSTORM 2025 – Cơn bão sắc màu. Không chỉ là bữa tiệc âm thanh – ánh sáng rực rỡ, sự kiện còn đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Nhà trường: chính thức trở thành Đại học Phenikaa – đại học tư thục đầu tiên tại miền Bắc, đồng thời là đại học trẻ nhất Việt Nam theo Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng tầm các sự kiện văn hóa - du lịch xứ Thanh
Hiện nay, các sự kiện văn hóa - du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng được quan tâm đầu tư cả về chiều sâu nội dung và hình thức. Không chỉ dừng lại ở những chương trình nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu, các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện ngày càng đa dạng, quảng bá sâu rộng hình ảnh về đất và người xứ Thanh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.