ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ngư dân cần tháo gỡ khó khăn để phát triển nghề biển

(TTV) - Trong chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp, các địa phương ven biển đều đưa ra mục tiêu, giải pháp để phát triển nghề biển, đảm bảo an sinh xã hội. Thế nhưng từ đầu tháng 3 đến nay, nghề biển phải đứng trước những khó khăn thách thức lớn do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do giá xăng dầu tăng cao. Nghề biển và ngư dân đang cần những chính sách hỗ trợ của nhà nước để tháo gỡ khó khăn, phát triển theo đúng định hướng.

03/04/2022 21:58

 

 

Cảng cá Lạch Bạch, phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn là điểm trung chuyển thiết yếu các loại thủy – hải sản của ngư dân và thương lái trong khu vực miền Trung. Gần 80% dân số quanh vùng sống bằng nghề đánh bắt, buôn bán hoặc chế biến hải sản. Thế nhưng hiện nay, hầu hết tàu thuyền của ngư dân đều nằm bờ do giá xăng dầu và chi phí vật tư đầu vào tăng mạnh. Anh Phạm Hùng, chủ tàu đánh cá xa bờ QNG 9271 của tỉnh Quảng Nam thường xuyên ra vào cảng Lạch Bạng hơn 10 năm qua. Từ khi xăng dầu tăng giá đến nay, những chuyến đi biển dài ngày thường xuyên bị lỗ, nên anh đành phải cho tàu cập cảng cá Lạch Bạng và cho đội thuyền viên trở về Quảng Nam.

Anh Phạm Hùng, ngư dân tỉnh Quảng Nam: Chúng tôi đi 10 ngày trên biển, đổ dầu lỗ tổng tầm 150 nghìn, không đủ tiền chi phí cho anh em thuyền viên. Năm ngoái còn kiếm sống được, năm nay chi phí lớn quá, không thể sản xuất được, đây cũng là tình trạng chung chứ không phải chỉ riêng mình tôi.

Ông Phạm Hùng, ngư dân tỉnh Quảng Nam: Chúng tôi đi 10 ngày trên biển mà không khai thác được, không đủ tiền chi phí cho anh em thuyền viên. Năm ngoái còn kiếm sống được, năm nay chi phí lớn quá, không thể sản xuất được, đây cũng là tình trạng chung chứ không phải chỉ riêng mình tôi.

Cũng như tàu đánh bắt, các tàu thu mua cũng rơi vào tình trạng lỗ nặng do giá xăng dầu tăng cao, nguồn lợi thủy sản giảm, nên mỗi chuyến đi trên biển đều phải bù lỗ. Cùng với đó, các tiểu thương, doanh nghiệp thu mua, chế biến hải sản cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu sản xuất. Bình thường mỗi ngày cơ sở này sẽ mua được hàng tấn hải sản các loại, nhưng hôm nay chỉ mua được vài tạ mực.

Anh Nguyễn Văn Thái, phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn: Năm nay do giá xăng dầu tăng, tình hình đánh bắt cũng gặp khó khăn, sản lượng ít, có tàu đi 14 ngày mà về chỉ có ít mực với vài chục tấn cá, tính ra tiền dầu cũng lỗ tầm hơn 200 triệu.

Ông Nguyễn Văn Thái, phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn: Năm nay do giá xăng dầu tăng, tình hình đánh bắt cũng gặp khó khăn, sản lượng ít, có tàu đi 14 ngày mà về chỉ có ít mực với vài chục tấn cá, tính ra tiền dầu cũng lỗ tầm hơn 200 triệu.

Trở về bờ sau hơn 10 ngày lênh đênh trên biển, anh Nguyễn Văn Long, chủ một đôi tàu thu mua ở phường Hải Bình không giấu được vẻ lo lắng, bởi số lượng hải sản thu mua được không đủ bù tiền chi phí. Mỗi chuyến đi, tàu của anh phải bù lỗ hàng chục triệu đồng tiền dầu. Vì vậy, giải pháp của anh hiện nay là neo tàu lại cảng để chờ tình hình thay đổi.

Anh Nguyễn Văn Long, phường Hải Bình thị xã Nghi Sơn : Hàng năm, cứ đầu năm là người dân đi đánh bắt hải sản. Nhưng năm nay, do dầu lên cao nên tàu của ngư dân bị lỗ hết, làm không đủ tiền dầu, không đủ trả tiền lương cho công nhân. Hiện các tàu đều nằm lại bờ, không có tàu đi đánh bắt, mong rằng các ban ngành, các cấp có biện pháp nào hỗ trợ cho người đi đánh bắt hải sản.

Ông Nguyễn Văn Long, phường Hải Bình thị xã Nghi Sơn : Hàng năm, cứ đầu năm là người dân đi đánh bắt hải sản. Nhưng năm nay, do dầu lên cao nên tàu của ngư dân bị lỗ hết, làm không đủ tiền dầu, không đủ trả tiền lương cho công nhân. Hiện các tàu đều nằm lại bờ, không có tàu đi đánh bắt, mong rằng các ban ngành, các cấp có biện pháp nào hỗ trợ cho người đi đánh bắt hải sản.

Phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn là một trong những địa phương có nhiều phương tiện đánh bắt hải sản nhất tỉnh Thanh Hóa, với hơn 200 phương tiện. Thế nhưng, kể từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 tới nay, số lượng tàu thuyền ra khơi rất ít; chỉ có khoảng 15 phương tiện thường xuyên đánh bắt. Nghề cá của Hải Bình đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch covid 19 bùng phát, giá xăng dầu cao, chi phí mỗi chuyến đi biển lớn, ngư trường khan hiếm, không đảm bảo chi phí sản xuất nên đa số tàu nằm tại cảng. Trước tình hình trên, địa phương đang động viên bà con khắc phục khó khăn để vươn khơi sản xuất.

Anh Hoàng Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn: Chính quyền địa phương cũng đã tích cực quan tâm nắm bắt tình hình, đặc biệt là chỉ đạo các tổ dân phố nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất của các chủ phương tiện trên địa bàn từ đó có các biện pháp động viên bà con tiếp tục khắc phục khó khăn để sản xuất. Đối với địa phương, hiện nay các chủ tàu ngoài chi phí tiền dầu lớn, thì còn chịu áp lực từ lãi suất vay ngân hàng.

Ông Hoàng Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn: Chính quyền địa phương cũng đã tích cực quan tâm nắm bắt tình hình, đặc biệt là chỉ đạo các tổ dân phố nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất của các chủ phương tiện trên địa bàn từ đó có các biện pháp động viên bà con tiếp tục khắc phục khó khăn để sản xuất. Đối với địa phương, hiện nay các chủ tàu ngoài chi phí tiền dầu lớn, thì còn chịu áp lực từ lãi suất vay ngân hàng.

Thực trạng này không chỉ xuất hiện ở Nghi Sơn, mà các cảng cá lớn của Thanh Hóa như Lạch Hới - Sầm Sơn, Hoằng Trường - Hoằng Hóa, Hòa Lộc - Hậu Lộc cũng rơi vào cảnh tương tự. Sản lượng đánh bắt ngày càng giảm do nguồn lợi hải sản ngày càng khan hiếm, giá nhân công và chi phí tăng cao, nên chủ tàu đành ngậm ngùi để khối tài sản hàng chục tỷ đồng nằm phơi mình trên cảng, chờ ngày giá dầu hạ nhiệt.

Những con tàu gỗ, tàu sắt được đầu tư hàng tỷ đồng nằm phơi mình trên cảng, chưa biết bao giờ mới vươn khơi.
Những con tàu gỗ, tàu sắt được đầu tư hàng tỷ đồng nằm phơi mình trên cảng, chưa biết bao giờ mới vươn khơi.

Cảng cá Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc là một trong những cảng lớn của tỉnh Thanh Hóa với khoảng 200 tàu thường xuyên ra vào. Thời điểm này những năm về trước, cảng tấp nập tàu thuyền, mang theo những khoang cá đầy ắp cùng niềm vui của ngư dân trong vụ cá Bắc. Tuy nhiên, năm nay, các chủ tàu đều phải nằm bờ, cảng trở nên vắng vẻ, đìu hiu. Những con tàu gỗ, tàu sắt được đầu tư hàng tỷ đồng nằm phơi mình trên cảng, chưa biết bao giờ mới vươn khơi. Tàu nằm bờ, nhưng chủ tàu vẫn phải trả chi phí nhân công bảo dưỡng, lãi ngân hàng, nên đây được xem là thời điểm hết sức khó khăn của ngư dân. Nhiều ngư dân vừa đóng tàu xong đã phải bán lại để lấy tiền trả cho ngân hàng.

Anh Đinh Văn Dũng, xã Ngư Lộc huyện Hậu Lộc: Tàu tôi mới mua lại là tàu mới đóng được hơn 3 năm, chủ tàu đã đóng hết 4 tỷ, nhưng giờ không thể bám trụ được nên để lại cho tôi 1 tỷ, lấy tiền trang trải nợ và trả công thợ. Tôi chỉ mong sao nhà nước có biện pháp gì để giá dầu giảm để ngư dân bớt khó khăn.

Ông Đinh Văn Dũng, xã Ngư Lộc huyện Hậu Lộc: Tàu tôi mới mua lại là tàu mới đóng được hơn 3 năm, chủ tàu đã đóng hết 4 tỷ, nhưng giờ không thể bám trụ được nên để lại cho tôi 1 tỷ, lấy tiền trang trải nợ và trả công thợ. Tôi chỉ mong sao nhà nước có biện pháp gì để giá dầu giảm để ngư dân bớt khó khăn.

 

Ông Nguyễn Đình Ánh, Phó Giám đốc Cảng cá Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc cho biết: Hết quý 1 rồi nhưng tàu thuyền vẫn nằm bờ, không dám đi vì đi biển thua lỗ. Điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động của cảng vì cảng là đơn vị sự nghiệp có thu. Chúng tôi đề xuất các cơ quan chức năng có biện pháp hỗ trợ cho bà con ngư dân.

Ông Nguyễn Đình Ánh, Phó Giám đốc Cảng cá Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc cho biết: Hết quý 1 rồi nhưng tàu thuyền vẫn nằm bờ, không dám đi vì đi biển thua lỗ. Điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động của cảng vì cảng là đơn vị sự nghiệp có thu. Chúng tôi đề xuất các cơ quan chức năng có biện pháp hỗ trợ cho bà con ngư dân.

Theo báo cáo của Chi cục thủy sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa,  hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 1.200 tàu ngừng hoạt động khai thác hải sản, trong đó có 555 phương tiện đánh bắt xa bờ, chiếm 47% tàu đánh bắt xa bờ toàn tỉnh.

Cùng với khó khăn do giá xăng dầu tăng cao, việc phát triển nghề biển cũng đã bộc lộ những mặt hạn chế. Khai thác tiềm năng nguồn lợi thủy sản chưa hiệu quả cao, thiếu bền vững, chưa kiểm soát được hạn mức cấp phép khai thác cho từng vùng biển, dẫn đến tình trạng khai thác cạn kiệt dần hải sản ở vùng ven bờ. 

Ngư dân từ muôn đời nay đã gắn bó với biển, mưu sinh trên biển, nên họ vẫn muốn sống với nghề biển lâu dài. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, bà con rất cần thêm  những chính sách hỗ trợ để yên tâm vươn khơi, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. /.

Minh Thúy- Sỹ Thảo- Văn Công/Chuyên mục Đưa Nghị quyết vào cuộc sống ngày 2.4-TTV

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

08:46 , 24/04/2025

Đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp là cơ sở quan trọng để thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương. Do đó, tỉnh Thanh Hoá đang đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp ưu tiên nguồn lực, tập trung đầy nhanh tiến độ thi công dự án. Đồng thời, chỉ đạo các sở ngành, địa phương rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đồng hành cùng nhà đầu tư trong quá trình thực hiện.

Các ngân hàng khuyến khích gửi tiền kỳ hạn dài ở các ngân hàng

Các ngân hàng khuyến khích gửi tiền kỳ hạn dài ở các ngân hàng

08:03 , 24/04/2025

Tiền gửi có kỳ hạn là một hình thức đầu tư sinh lời an toàn giúp khách hàng tích lũy tài chính dần dần để thực hiện những mục tiêu lớn trong cuộc sống. Hiện các ngân hàng đang áp dụng các mức lãi suất huy động khác nhau khi khách hàng gửi tiền các kỳ hạn dài từ 24 đến 36 tháng.

Ngân sách thặng dư 300 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2025

Ngân sách thặng dư 300 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2025

08:00 , 24/04/2025

Bộ Tài chính cho biết lũy kế 3 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt trên 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán; tổng chi ước đạt 428 nghìn tỷ đồng, bằng 16,8% dự toán. Nhờ đó, ngân sách thặng dư gần 300 nghìn tỷ đồng.

Dự báo giá xuất khẩu gạo Việt sớm khởi sắc trở lại

Dự báo giá xuất khẩu gạo Việt sớm khởi sắc trở lại

07:57 , 24/04/2025

Các chuyên gia nhận định, gạo xuất khẩu của Việt Nam ở phân khúc chất lượng cao và có thương hiệu, nên giá xuất khẩu dự báo sẽ sớm khởi sắc trở lại.

Đánh giá kết quả quý I hoạt động uỷ thác vốn vay tín dụng chính sách ở Mường Lát

Đánh giá kết quả quý I hoạt động uỷ thác vốn vay tín dụng chính sách ở Mường Lát

23:02 , 23/04/2025

Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mường lát vừa tổ chức phiên họp quý I năm 2025, đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2025.

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về cung ứng đá xây dựng

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về cung ứng đá xây dựng

20:25 , 23/04/2025

Trước nhu cầu vật liệu xây dựng nói chung, đá vật liệu xây dựng thông thường tăng cao và khan hiếm nguồn cung, sáng ngày 23/4, Hiệp hội Đá Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao nhận thức và năng lực quản trị môi trường cho doanh nghiệp

Nâng cao nhận thức và năng lực quản trị môi trường cho doanh nghiệp

20:21 , 23/04/2025

Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và năng lực triển khai các quy định mới về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực quản trị môi trường cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Kích cầu tiêu dùng dịp lễ 30/4 - 1/5

Kích cầu tiêu dùng dịp lễ 30/4 - 1/5

08:04 , 23/04/2025

Để ngành bán lẻ tăng trưởng 12% trong năm nay, bên cạnh chính sách giảm 2% thuế VAT, việc đẩy mạnh các chương trình khuyến mại quy mô lớn cũng sẽ góp phần kích cầu người tiêu dùng. Dịp lễ 30/4 - 1/5 được xem là thời gian quan trọng, với hàng loạt chương trình giảm giá hấp dẫn thu hút người tiêu dùng và thúc đẩy sức mua.

Việt Nam chuẩn bị 3 kịch bản tăng trưởng nông nghiệp ứng phó với thuế quan Mỹ

Việt Nam chuẩn bị 3 kịch bản tăng trưởng nông nghiệp ứng phó với thuế quan Mỹ

08:03 , 23/04/2025

Dưới tác động ngày càng rõ nét của chính sách thuế quan từ Mỹ, Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) đã đưa ra 3 kịch bản dự báo cho ngành nông lâm thủy sản Việt Nam trong năm 2025. Mỗi kịch bản đều gắn liền với những mức thuế cụ thể mà Mỹ có thể áp dụng, từ đó phản ánh tác động tương ứng đến kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng ngành.

32% doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tới

32% doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tới

08:01 , 23/04/2025

Khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trên quy mô toàn quốc cho thấy, chỉ có 32% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tiếp theo.