Ngư dân Thanh Hóa chuẩn bị đón Tết
Đến thời điểm này, tại các cảng cá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, các tàu khai thác hải sản đã cơ bản cập bến. Trên các tàu cá, các ngư dân tất bật chuẩn bị đón Tết, cầu mong một năm mới, Sóng yên, biển lặng, đánh bắt thuận lợi.
Tại các cảng cá, trong những ngày cập bến đón Tết, các ngư dân đều sửa sang, dọn dẹp tàu cá, chuẩn bị các nghi lễ truyền thống của người đi biển, cầu mong một năm mới luôn gặp nhiều may mắn.


Anh Nguyễn Thế Nhàn, Khu phố Trung Thành, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Anh Nguyễn Thế Nhàn, Khu phố Trung Thành, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Ở nhà làm sao thì ở đây vậy, ngày cuối năm tàu bè cũng trang hoàng, mua hoa quả... cầu mong cho năm mới mưa thuận, gió hòa, tàu thuyền ra khơi đánh bắt nhiều tôm cá".
Ông Nguyễn Văn Long, Phố Liên Thịnh, phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Đón một cái tết cổ truyền của dân tộc, chúng tôi cũng làm các thủ tục cầu cho mưa thuận gió hòa, các tàu đánh bắt hải sản được nhiều tỉnh thanh hóa".
Tỉnh Thanh Hóa hiện có 8 cảng cá đang hoạt động, đáp ứng cho khoảng 2.500 lượt tàu ra vào, 81.000 tấn thủy sản bốc dỡ qua cảng. Trong những ngày cuối năm, thời tiết không thuận lợi nên đa số tàu cá khai thác xa bờ đã cập cảng sớm hơn mọi năm. Con tàu, với ngư dân đó là những ngôi nhà trên biển, vì thế việc trang hoàng đón tết cũng giống như ở nhà, nhằm tạo nên không khí ấm áp, vui tươi cho những chuyến đi biển đầu năm.

Sau những ngày vui tết, đón xuân cùng gia đình, ngư dân trong tỉnh sẽ bắt đầu vươn khơi, với niềm hy vọng về một năm thuận buồm xuôi gió, đánh bắt bội thu.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.